XỬ LÝ RA HOA HỒ TIÊU ĐỒNG LOẠT THU VỀ SẢN LƯỢNG CAO

Xử lý ra hoa hồ tiêu đồng loạt

Xử lý ra hoa hồ tiêu là công đoạn quyết định đến sản lượng vụ mùa, vì cây trồng này chỉ thu hoạch một lần trong năm. Việc chăm sóc cây tiêu để đạt được năng suất cao nhất đòi hỏi sự chú trọng đặc biệt vào giai đoạn làm bông. Đây là thời điểm quan trọng quyết định tới năng suất của vụ tiêu trong cả năm.

Trong vài năm gần đây, điều kiện thời tiết không ổn định như mưa nhiều, mưa sớm, và biến đổi nhiệt độ đột ngột đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra bông của cây tiêu. Do đó, việc xử lý ra bông trên cây tiêu cần phải dựa trên các đặc tính của cây và quy trình chăm sóc. Từ đó tạo điều kiện cho việc áp dụng các kỹ thuật cải tiến trong giai đoạn làm bông. Điều này sẽ giúp cây tiêu thúc đẩy tạo mầm bông hiệu quả, kích thích mầm hoa đồng loạt, nâng cao năng suất của cây trồng.

Vậy xử lý ra hoa hồ tiêu như thế nào là đúng? Kích thích cây hồ tiêu ra hoa đồng loạt? Hãy cùng Dr.Xanh tìm hiểu qua những thông tin được cung cấp trong bài viết bên dưới!

Thời điểm kích thích ra hoa cho cây hồ tiêu

Thời điểm kích thích ra hoa cho cây hồ tiêu
Thời điểm kích thích ra hoa cho cây hồ tiêu
  • Thời điểm thu hoạch cây tiêu thường rơi vào khoảng tháng 2-3 và có thể kéo dài đến đầu tháng 4. Thời điểm lý tưởng để làm bông cho vụ mới là sau khi thu hoạch khoảng 1-1,5 tháng. Thời điểm thu hoạch sẽ rơi vào tháng 5-6 theo lịch dương hàng năm.
  • Thời điểm làm bông cây tiêu thường trùng với đầu mùa mưa. Do đó, việc xử lý quá trình làm bông trên cây tiêu sẽ phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Thời gian trung bình cho quá trình này là khoảng 28-40 ngày.
  • Thực hiện xuwrlys ra hoa trên cây tiêu càng sớm thì càng tăng khả năng thành công. Do đó, cần kết thúc thu hoạch trái của vụ trước một cách đồng loạt và nhanh chóng. Đồng thời, thực hiện các bước trước và sau thu hoạch để chuyển sang vụ mới một cách nhanh chóng.

Điều kiện cần xử lý hồ tiêu ra hoa

Điều kiện cần hồ tiêu ra hoa
Điều kiện cần hồ tiêu ra hoa
  • Trước khi thu hoạch vụ trước 10 ngày, cần bón phân gốc cho cây để cải thiện bộ rễ chuẩn bị chuyển vụ. Đồng thời việc này cũng giúp thúc đẩy quá trình chín của trái. Lượng phân bón cần áp dụng cho mỗi trụ tiêu là 300-600 gram NPK (15:15:15; 16:16:8) kết hợp với 5-8 kg phân hữu cơ. Tưới gốc bằng 20 lít nước mỗi trụ và 10 gram vi lượng tổng hợp và 30-50 gram amino acid. Sau khi bón phân gốc và tưới phân bón, cần tưới nước liên tục trong 2-3 ngày để phân tan hoàn toàn. Thông qua đó, giúp cây hấp thụ phân bón tốt hơn. Cuối cùng, cắt nước để giúp cây chuyển sang giai đoạn chín trái nhanh chóng và đồng loạt.
  • Thời điểm thu hoạch là khi tỷ lệ trái chín đồng loạt khoảng 80-90%. Lưu ý, cần tập trung thu hoạch nhanh chóng và dứt điểm.
  • Tiến hành thu dọn tàn thực vật của vụ trước, cắt tỉa trụ tiêu và dây tiêu để tạo sự thông thoáng. Đối với vùng trồng có khí hậu nắng nóng, nên giữ nguyên thảm thực vật để tránh tình trạng khô hạn. Đối với vùng có mưa lớn, nên thu dọn sạch thảm thực vật để tạo điều kiện thoát nước tốt. Từ đó tăng tỷ lệ xử lý tiêu ra hoa đồng loạt.
  • Sau khi tiến hành cắt tỉa, tạo tán cho trụ tiêu, bà con cần phun thuốc phòng trừ bệnh cho vườn. Bà con có thể rửa vườn bằng các loại thuốc gốc đồng. Điều này giúp quét sạch mầm bệnh trong vườn, chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo.

Kỹ thuật xử lý ra hoa hồ tiêu đồng loạt

Kỹ thuật xử lý ra hoa hồ tiêu đồng loạt
Kỹ thuật xử lý ra hoa hồ tiêu đồng loạt

Phun thuốc phòng trừ bệnh và rửa vườn

  • Sau khi phun thuốc phòng trừ bệnh và rửa vườn trong khoảng 5 ngày, tiến hành bón phân gốc có hàm lượng lân và kali cao cho cây. Lượng phân cần áp dụng cho mỗi trụ là 200-400 gram lân super kết hợp với 100-200 gram kali clorua (đối với trụ lớn có thể tăng lượng tùy vào sức khỏe của cây).
  • Việc phun xử lý tạo mầm hoa cho cây tiêu thông thường được thực hiện khoảng 2-4 lần. Trong trường hợp thời tiết khô ráo thuận lợi, thì tiến hành phun 2 lần để tạo mầm hoa. Nếu có mưa nhiều, thì cần phun 3-4 lần để tạo mầm hoa. Khoảng cách giữa 2 lần phun là 10-12 ngày. Khi khi trời mưa cần phun sau mỗi 8-10 ngày.

Phun tạo mầm:

  • Hoạt chất phun tạo mầm cho vườn tiêu không sung sức là 1 kg MKP/ 200 lít nước. Đối với vườn tiêu sung sức, sử dụng 0,7-1 kg MKP kết hợp với 80-100 gram Mepiquat/ 200 lít nước.
  • Sau khi phun tạo mầm 2 lần, cách nhau khoảng 3-5 ngày, cần thăm vườn để kiểm tra xem mầm hoa đã xưng cựa gà chưa. Nếu mầm hoa đã xưng cựa gà và có khoảng 10% mầm hoa đã nở trong vườn, thì cần ngừng phun tạo mầm cho lần tiếp theo. Tiến hành tưới phun sương và nhấp nước đối với vùng có hệ thống tưới nước chủ động. Lượng nước tưới cần tăng dần để tránh cây tiêu bị sốc nước gây rụng hoa và rụng trái non.
  • Khoảng sau 5-7 ngày từ thời điểm kiểm tra vườn, tiến hành phun kích mầm hoa. Phá niên trạng bằng hỗn hợp hoạt chất gồm 0,5-0,7 kg KNO3, 1 gram GA3, 200 gram amino axit và 50 gram vi lượng tổng hợp pha loãng trong 200 lít nước. Chỉ cần thực hiện phun phá niên trạng 1 lần duy nhất trên cây tiêu.
  • Sau khi đã cử phun phát niên trạng, kích thích mầm hoa 10-15 ngày hồ tiêu hình thành tượng bông. Sau đó, chuyển sang giai đoạn chăm sóc hồ tiêu giai đoạn ra hoa, đậu trái.

Dr.Xanh chúc bà con thành ng trong kỹ thuật xử lý ra hoa cây tiêu có vụ mùa thật bội thu!

> Giải pháp độc quyền từ Dr.Xanh

  • Địa chỉ: B19 Quốc Lộ 1A, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
  • Email: drxanh.com@gmail.com
  • Điện thoại: 0907.083.094

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *