TỐI ƯU HÓA NĂNG SUẤT LÚA BẰNG CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CỎ DẠI HIỆU QUẢ

tối ưu năng suất lúa bằng biện pháp kiểm soát cỏ dại_dr.xanh

Sự xuất hiện của cỏ dại trên đồng ruộng luôn là mối đe dọa đối với cây lúa. Cỏ dại cạnh tranh chất dinh dưỡng, ánh sáng và nước đối với cây lúa làm cho lúa phát triển kém, năng suất và chất lượng giảm đi đáng kể. 

Như vậy, có những biện pháp nào để kiểm soát cỏ dại hiệu quả? Hãy cùng tham khảo những thông tin hữu ích qua bài viết này để cánh đồng sạch bóng cỏ dại nhé!

PHÂN LOẠI CỎ DẠI HẠI LÚA 

Phân loại theo chu kỳ

Phân loại cỏ theo chu kỳ gồm 2 loại là cỏ hàng năm và cỏ lâu năm

  • Cỏ hàng năm: Là loại cỏ chu kỳ sinh trưởng từ một đến hai mùa trong năm. Trong thời gian này, chúng hoàn thành toàn bộ quá trình từ hạt, nảy mầm, ra hoa đến khi tạo hạt. Thường thì sau khi kết thúc chu kỳ sinh trưởng, cỏ hàng năm sẽ chết vào mùa khô. 
  • Cỏ lâu năm: Là các loại cỏ có thời gian sinh trưởng dài hơn 1 năm. Là cỏ có thân ngầm hoặc thân bò trên mặt đất, với bộ rễ và củ phát triển sâu. Cỏ lâu năm có khả năng sinh sản vô tính mạnh mẽ, làm cho việc diệt trừ chúng trở nên khó khăn hơn. 

Phân loại theo hình thái

Dựa theo hình thái thì cỏ dại được chia thành 2 nhóm là cỏ lá rộng (cỏ có 2 lá mầm) và cỏ lá hẹp (cỏ có 1 lá mầm).

  • Cỏ một lá mầm: Thường có lá hẹp, dày, mọc xiên và mặt lá có lông. Chúng thường phát triển dưới dạng rễ chùm, với đỉnh sinh trưởng được che kín bởi bẹ lá. Ngoài ra, trong nhóm này còn có loại cỏ cói lác, lá hẹp nhưng mềm, mỏng và trơn.
  • Cỏ hai lá mầm: Thường thì cỏ có lá rộng, mỏng, mềm và nằm ngang. Rễ của cỏ hai lá mầm thường là loại rễ cọc, đi sâu xuống đất, và đỉnh sinh trưởng nằm ở bên ngoài. 

Phân loại theo đặc điểm thực vật

Dựa trên đặc điểm thực vật cỏ dại được phân thành 3 nhóm:

  • Nhóm cỏ hòa bản: Có bản lá hẹp, dài, gân phụ song song với gân chính chạy dài từ đầu lá tới cổ lá. Thân tròn, thường bọng ruột. Lá mọc cách, đính trên thân theo hai hàng. Rễ thường là rễ chùm và ăn nông.
Cỏ lồng vực
Cỏ lồng vực
  • Nhóm cỏ chác lác: Có bản lá hẹp hơn nhóm cỏ hòa bản. Thân tròn, thường đặc ruột, có góc cạnh tam giác. Lá đính trên thân theo ba hàng kiểu xoắn ốc.
Cỏ gấu mọc trên đồng ruộng
Cỏ gấu mọc trên đồng ruộng
  • Nhóm cỏ lá rộng: Có bản lá rộng, nằm ngang. Lá mọc đối, mặt lá ít lông, gân lá sắp xếp theo nhiều kiểu hình khác nhau.
Rau trai
Rau trai

Một số loại cỏ phổ biến có thể gặp trong vụ lúa bao gồm: Cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ nước mặn, rau mương, cỏ xà bông, rau bợ, cỏ đồng tiền, rau mác bao, cói lác, cỏ chác, cỏ lác rận và cỏ lác mỡ,…

Dựa vào việc phân loại cỏ dại theo các tiêu chí trên, bà con nông dân có thể nhận biết và áp dụng các biện pháp kiểm soát cỏ dại phù hợp để bảo vệ và tăng cường năng suất trong vụ lúa mùa.

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP KIỂM SOÁT CỎ DẠI TRÊN ĐỒNG RUỘNG HIỆU QUẢ

Vệ sinh đồng ruộng 

  • Sau khi thu hoạch lúa, cần tiến hành thu gom và tiêu hủy các tàn dư thực vật cùng với cỏ dại và bông cỏ. 
  • Tận dụng khoảng thời gian đất ruộng trống bơm nước vào bề mặt ruộng khô, giúp kích thích cỏ và lúa cỏ mọc lên cao khoảng 5 -10 cm. Việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cày vùi và lấp toàn bộ cỏ. 
  • Từ những biện pháp này lượng hạt cỏ trong đất sẽ giảm đi đáng kể, giúp cho kiểm soát cỏ dại một cách hiệu quả.

Cày bừa làm đất kỹ là biện pháp có hiệu quả trong kiểm soát cỏ dại

  • Đảm bảo mặt ruộng phẳng, cày sâu, phơi ải đất và đảm bảo thoát nước tốt.
  • Bón phân thêm các loại phân bón như: Phân lân, phân hữu cơ giúp lúa ra rễ nhanh, phát triển tốt, lấn át cỏ dại trên đồng ruộng.
  • Ngoài ra, việc bón phân cũng giúp lúa tăng khả năng chống chịu khi thời tiết bất lợi.

Gieo trồng với mật độ thích hợp

  • Gieo lúa với mật độ phù hợp là một cách hiệu quả để quản lý cỏ dại trên ruộng.
  • Cần thường xuyên dọn dẹp cỏ ven bờ ruộng, trong kinh mương và cắt bông cỏ trước khi chúng kết hạt, để tránh rơi xuống đất và tồn trữ trong đất.

Sử dụng các biện pháp hóa học giúp kiểm soát cỏ dại 

Hiện nay, sử dụng thuốc hoá học để diệt trừ cỏ dại được xem là biện pháp hiệu quả nhất vì tiết kiệm công sức lao động và có thể thực hiện nhanh chóng trên diện tích lớn và vào nhiều thời điểm khác nhau. 

Phân loại thuốc trừ cỏ theo giai đoạn sinh trưởng: 

  • Nhóm thuốc tiền nảy mầm được sử dụng khi cây cỏ chưa mọc hoặc chỉ mới mọc 1 lá.
  • Nhóm thuốc hậu nảy mầm sớm thường được sử dụng khi cây cỏ đã mọc từ 2-7 lá. Còn nhóm thuốc hậu nảy mầm muộn được sử dụng khi cây cỏ đã mọc trên 7 lá. 

Việc phun thuốc cần được thực hiện đúng thời điểm. 

  • Đối với lúa gieo thẳng, việc phun thuốc nên được thực hiện sau 5-7 ngày sau khi gieo cấy. 
  • Đối với lúa cấy, thì thời điểm phun thuốc là sau 7-10 ngày sau khi cấy. 

Để đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng thuốc diệt cỏ, cần phải tuân thủ nguyên tắc “4 đúng”: 

  • Sử dụng đúng loại thuốc.
  • Đúng lượng.
  • Đúng thời điểm.
  • Đúng cách phun.

PHÒNG TRỪ CỎ DẠI VỚI SẢN PHẨM TỪ DR.XANH CUNG CẤP

Thuốc trừ cỏ
Thuốc trừ cỏ

Tên sản phẩm: WEED KILL 200SL

Thành phần: Glufosinate Ammonium 200g/l

Đặc điểm kỹ thuật: 

  • Khả năng bám dính, loang trải, lưu dẫn vào thân.
  • Tác động nhanh chóng, hiệu quả kéo dài.
  • Diệt trừ hơn 100 loại cỏ dại khó trị, hiệu quả cháy nhanh sau 48h.
  • Không ảnh hưởng đến bộ rễ, nguồn nước và đặc tính đất trồng.

Đối tượng phòng trừ: Cỏ chác lác, cỏ bờ, cỏ đuôi phụng, cỏ bãi khai hoang,…

Quy cách: Chai 900ml x 20 chai x thùng

Liều phun: 225 – 250ml/bình 25 lít.

Lưu ý:

  • Pha thuốc đúng lượng đã khuyến cáo. Pha thuốc với nước sạch.
  • Phun khi cỏ còn nhỏ, dưới 20cm (tối ưu dưới 20cm), phun vào lúc có nắng để phát huy hiệu quả tốt nhất.
  • Dùng phễu phun sương định hướng ướt đều các bề mặt của lá cỏ và các phần màu xanh của cỏ.

Xem thêm:

> Giải pháp độc quyền từ Dr.Xanh

  • Địa chỉ: B19 Quốc Lộ 1A, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
  • Email: [email protected]
  • Điện thoại: 0907.083.094

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *