Cây sầu riêng sau thu hoạch cần được nghỉ ngơi để chuẩn bị cho mùa vụ kế tiếp. Do đó, bà con cần có biện pháp chăm sóc và xử lý tốt cây trồng trong giai đoạn này để cây phục hồi tốt. Tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về biện pháp chăm sóc sầu riêng ngay.
KỸ THUẬT VỆ SINH VƯỜN SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH
- Bà con nông dân nên tiến hành dọn sạch sẽ cành, lá sau khi cắt tỉa. Việc dọn sạch sẽ giúp tạo độ thông thoáng cho vườn sầu riêng. Đồng thời hạn chế được vi khuẩn, nấm bệnh và sâu hại tấn công gây hại.
- Nếu vườn gặp phải các loại bệnh hại nên tiến hành dứt điểm và loại bỏ ngay để bảo vệ cây trồng. Một số hoạt chất trừ nấm bệnh cho cây sầu riêng phải kể đến Mancozeb, Hexaconazole,…
Lưu ý: Sau khi sử dụng các thuốc BVTV nên vứt bao bì, vỏ, chai, gói đúng nơi quy định để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
CẮT TỈA CÀNH SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH
Sau khi thu hoạch, nên tiến hành loại bỏ những cuống quả còn sót lại trong vườn. Đồng thời, những cành khô, sâu bệnh hại tấn công cũng nên cắt đi để tránh lây lan.
Tạo độ thông thoáng cho vườn sầu riêng bằng cách cắt tỉa cành ở những vị trí rậm rạp. Độ thông thoáng của vườn là một yếu tố rất quan trọng để cây phát triển, ra hoa cho mùa sau.
Lưu ý: Nên vệ sinh dụng cụ cắt tỉa cho cây sầu riêng bằng nước vôi trong. Đảm bảo dụng cụ sạch sẽ giúp hạn chế được tình trạng lây nhiễm bệnh sang cây khỏe.
KỸ THUẬT BÓN PHÂN
- Phân hữu cơ: Nên bón phân chuồng ủ hoai mục cho mỗi cây với liều lượng khoảng 20 – 30kg sau khi cắt tỉa.
- Phân vô cơ: Nên ưu tiên dùng phân có hàm lượng cao như NPK Mg 18:11:5:3 hoặc 15:15:6:4.
- Cách bón: Khi bón nên rải phân trong phạm vi 1m ở bìa tán. Sau khi bón nên tưới nước ngay sau khi bón để cây hấp thụ tốt hơn.
Hy vọng những thông tin trong bài viết mà Dr.Xanh cung cấp có thể giúp ích cho bà con trong quá trình chăm sóc cây sầu riêng sau thu hoạch. Chúc nhà vườn canh tác tốt loại cây trồng này và đạt vụ mùa bội thu.