Sầu riêng là một loại cây trồng được nhiều nông dân lựa chọn canh tác vì mang lại hiệu quả kinh tế rất tốt. Tuy nhiên, khi canh trồng sầu riêng bà con gặp phải các loại sâu hại lá tấn công, gây thiệt hại nặng nề. Do đó, để đảm bảo năng suất cây trồng bà con cần hiểu rõ về chúng. Hãy cùng Dr.Xanh tìm hiểu về những loại sâu hại lá trên cây nhé.
RẦY NHẢY – SÂU HẠI LÁ SẦU RIÊNG
Đặc điểm gây hại của rầy nhảy
- Rầy nhảy có tên khoa học Allocaridara malayensis. Đây là một trong những loại sâu hại tấn công chủ yếu trên lá cây.
- Cả thành trùng lẫn ấu trùng của loài đều sống dưới lá sầu riêng và hút chích chất nhựa tại lá non.
- Lá bị rầy tấn công thường xuất hiện những đốm màu nâu.
- Khi rầy tấn công mạnh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây. Do đó, năng suất và chất lượng nông sản không đảm bảo.
- Đồng thời, rầy còn là điều kiện để loài nấm bồ hóng phát triển trên cây sầu riêng.
- Chúng phát triển mạnh nhất trong tháng nắng với mật độ rất cao.
Biện pháp phòng trừ rầy nhảy
- Các loại thiên địch tự nhiên như ong ký sinh họ Encyrtidae, bọ rùa,… có thể giúp bảo vệ cây.
- Bà con nên chú ý tạo độ thông thoáng cho vườn bằng cách trồng cây với mật độ phù hợp.
- Cho cây ra đọt tập trung để kiểm soát rầy nhảy.
- Có thể bảo vệ cây khỏi sự tấn công của rầy nhảy bằng các loại hoạt chất như Abamectin, Buprofezin,…
RẦY XANH – SÂU HẠI LÁ SẦU RIÊNG
Đặc điểm của rầy xanh
- Rầy xanh có tên khoa học là Amrasca sp., là sâu hại nguy hiểm trên cây sầu riêng.
- Cả thành trùng lẫn ấu trùng của loài này đều gây hại bằng cách hút chích trên lá non của cây.
- Những lá non còn xếp lại là bộ phận bị ấu trùng tấn công chủ yếu. Còn đối với thành trùng thì thường tấn công ở mặt dưới lá.
- Cây có lá bị tấn công thương có triệu chứng cháy giống như bệnh và rồi lá rụng dần.
Biện pháp phòng trừ rầy xanh
- Bà con có thể tận dụng thiên địch của rầy xanh như bị xít ăn sâu, chuồn chuồn cỏ, bọ rùa,…
- Bà con nên tạo độ thông thoáng cho vườn bằng cách chú ý mật độ trồng vừa và tỉa cành.
- Kiểm soát rầy dễ hơn nếu cho ra đọt riêng tập trung.
- Một số hoạt chất bảo vệ cây khỏi rầy như Abamectin, Buprofezin, Clothianidin,…
NHỆN ĐỎ – SÂU HẠI LÁ SẦU RIÊNG
Đặc điểm của nhện đỏ
- Nhện đỏ có tên khoa học là Eutetranychus sp.
- Điều kiện thuận lợi để nhện đỏ phát triển mạnh là khi thời tiết nóng ẩm.
- Khả năng sinh sản của nhện đỏ rất cao, với vòng đời khá ngắn.
- Chúng thường hút chích bằng miệng trên biểu bì lá.
- Tại các vị trí nên đỏ tấn công thường để lại những chấm trắng li ti và chứa độc tố.
- Lá cây sầu riêng khi bị tấn công nhẹ có thể có màu vàng như bụi phủ. Tuy nhiên nặng hơn, có màu trắng bạc và rất dễ rụng, khiến cây cằn cỗi.
Biện pháp phòng trừ nhện đỏ
- Có các loại thiên địch trong tự nhiên chống lại nhện đỏ như ong ký sinh, nhện ăn mồi,…
- Vào màu nắng, bà con có thể áp dụng biện pháp phun nước lên tán lá để giảm mật độ của nhện.
- Trường hợp mật độ nhện tăng cao có thể sử dụng các loại hoạt chất như Emamectin benzoate, Clothianidin,…
Các loài sâu hại thường tấn công trên lá của cây sầu riêng trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây. Tuy nhiên, nếu bà con áp dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp có thể bảo vệ cây hiệu quả.
Xem thêm:
> Giải pháp độc quyền từ Dr.Xanh
- Địa chỉ: B19 Quốc Lộ 1A, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
- Email: drxanh.com@gmail.com
- Điện thoại: 0907.083.094