Sâu đục trái nhãn là một trong những dịch hại rất phổ biến đối với cây trồng. Sâu tấn công gây thiệt hại trực tiếp lên trái, làm giảm năng suất và chất lượng trái nhãn. Cùng Dr.Xanh tìm hiểu về đặc tính gây hại và các biện pháp phòng trừ sâu đục trái hiệu quả.
THÔNG TIN CHUNG CỦA SÂU ĐỤC TRÁI NHÃN
- Tên thường gọi: Sâu đục trái
- Tên khoa học: Conogethes punctiferalis
- Gây hại trên cây trồng: Nhãn, vải,…
ĐẶC ĐIỂM CỦA LOÀI SÂU ĐỤC TRÁI NHÃN
- Trứng: Sâu đẻ trứng hình bầu dục, với chiều dài từ 2-2,5mm. Trứng ban đầu màu trắng sữa, về sau màu vàng nhạt.
- Ấu trùng: Chiều dài khoảng 22mm. Đầu chúng có màu nâu với thân màu trắng ứng hồng. Chúng có 2 đốt ngực ở trước và giữa, 2 đốt thân ở cuối. Các đốt này đều có màu trắng hồng còn các đốt khác sẽ có màu hồng. Mặt bụng của cơ thể sâu đục trái có các đốm nâu nhạt cùng lông nhỏ.
- Nhộng: Ban đầu có màu vàng nâu. Đến khi sắp vũ hóa sẽ chuyển thành nâu, với chiều dài 13mm và ngang 4mm.
- Thành trùng: Sâu đục trái có con trưởng thành là bướm. Chúng hoạt động chủ yếu về đem. Sải cánh của bướm dài khoảng 2,5mm với thân dài 12mm. Toàn thân lẫn cánh của bướm đều là màu vàng cùng nhiều chấm đen trên cánh.
BIỂU HIỆN TRÊN CÂY
- Trên hoa: Bướm thường đẻ trứng trên các chùm hoa. Sâu non nở ra và ăn phần cuống hoa, sau đó đục vào bên trong hoa và tiếp tục ăn cánh hoa, nhụy đực và nhụy cái, gây hư hại và rụng hoa. Dấu hiệu nhận biết dễ dàng là sự xuất hiện của lỗ đục và một lượng lớn phân màu nâu đen được thải ra từ cuống hoa. Sâu sau đó trở thành nhộng trên cây, bọc kín bằng hoa và phân kết dính.
- Trên quả: Trứng được đẻ rải rác trên các quả non. Sâu non nở ra và nhanh chóng đục vào quả. Sâu gây hại từ khi quả còn non cho đến khi trưởng thành, đặc biệt gây hại nặng trên các chùm quả hơn so với các quả đơn độc. Quả non bị tác động sẽ biến dạng và rụng, trong khi quả lớn bị tác động sẽ ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm và tạo điều kiện cho sự tấn công của các loại nấm bệnh theo các vết đục, gây thối quả.
TÁC HẠI CỦA SÂU ĐỤC TRÁI NHÃN
- Bướm sâu thường hoạt động chủ yếu vào ban đêm từ 20h đến 5h sáng. Chúng thường trú ẩn trong tán lá của cây vào ban ngày khi nắng nóng.
- Cả con cái và con đực đều sinh sống tại hoa và quả non khi cây ra hoa, cho quả.
- Sâu tấn công vào trái sẽ tiết tơ kết dính trên quả non và ăn vào bên trong quả. Sau khi sâu lớn sẽ tấn công vào khắp trái làm thiệt hại về năng suất lẫn chất lượng quả.
- Nếu không có biện pháp phòng trừ sâu đục trái kịp thời có thể làm ảnh hưởng đến kinh tế của bà con đang canh tác cây trồng này.
BIỆN PHÁP PHÒNG SÂU ĐỤC TRÁI NHÃN
Biện pháp phòng ngừa
- Bà con khi canh tác nhãn để chú ý bảo vệ các loài thiên địch như kiến sư tử, chim ăn sâu, bọ ngựa và nhện ăn thịt,…
- Canh tác nhãn với mật độ vừa phải, không nên trồng quá dày.
- Thường xuyên thăm vườn nhãn để kịp thời phát hiện sâu hại tấn công vào cây.
Biện pháp điều trị
- Thu gom những chùm hoa và trái bị sâu tấn công, đem đi tiêu hủy để tránh lây lan.
- Khi sâu đục trái tấn công với mật độ cao nên phun các loại thuốc chứa hoạt chất Chlorantraniliprole, Pyriproxyfen,…
Để hiểu hơn về các loại sâu bệnh hại trên cây trồng bà con có thể tham khảo tại Dr.Xanh.
Xem thêm:
> Giải pháp độc quyền từ Dr.Xanh
- Địa chỉ: B19 Quốc Lộ 1A, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
- Email: [email protected]
- Điện thoại: 0907.083.094