SÂU BỆNH HẠI SẦU RIÊNG – BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

sâu bệnh hại sầu riêng_dr.xanh

Sâu bệnh hại là một vấn đề đáng lo ngại đối với nhà nông khi canh tác bất kỳ cây trồng nào. Đối với cây sầu riêng việc phòng trừ sâu bệnh hại là việc hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cây trồng và mang đến hiệu quả kinh tế tốt nhất. Do đó, trong bài viết này bà con hãy cùng Dr.Xanh tìm hiểu về cách phòng ngừa và điều trị các loại sâu bệnh.

CÁC LOẠI SÂU BỆNH HẠI SẦU RIÊNG

Rầy phấn – sâu bệnh hại nguy hiểm trên sầu riêng

  • Tên khoa học của rầy phấn là Allocaridara malayensis Crawford. 
  • Chúng gây hại trên cây sầu riêng trưởng thành. Rầy sống ở mặt dưới của lá và gây hại bằng cách hút chích lá non. 
  • Những lá bị rầy tấn công thường biểu hiện thông qua các dấu chấm vàng. 
  • Mật độ rầy phấn tăng cao sẽ làm lá khô, xoăn lại và thậm chí là rụng hàng loạt. Từ đó, ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, đậu trái sầu riêng.
  • Rầy phấn còn là tác nhân để nấm bồ hóng phát triển mạnh trên cây.

Sâu đục trái – sâu bệnh hại đáng lo ngại đối với trái sầu riêng

  • Sâu đục trái gây hại trên trái sầu riêng có tên khoa học là Conogethes Punctiferalis.
  • Sâu đục trái cái đẻ trứng lên vỏ trái non. Sau đó, sâu non nở ra và bắt đầu ăn từ vỏ quả, sau đó đục vào trong trái. 
  • Sâu hại này tấn công trái từ khi còn non đến khi trưởng thành. Những chùm trái mọc tập trung thường là mục tiêu tấn công của sâu bệnh hại hơn là quả mọc đơn.
  • Trái còn non bị sâu tấn công khiến hình dạng bị biến đổi và thậm chí là rụng.
  • Trái lớn khi bị sâu đục thân gây hại sẽ ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của nông sản. 
  • Đồng thời, sâu đục thân tạo ra các vết thương cơ giới là điều kiện để các loại nấm bệnh tấn công gây hại vào trái sầu riêng.
sau-benh-hai-sau-rieng
Sâu đục trái hại sầu riêng

Bệnh thối gốc chảy nhựa 

  • Nấm Phytophthora Palmivora là tác nhân chính gây ra bệnh thối gốc chảy nhựa trên cây sầu riêng.
  • Nấm hại tồn động chủ yếu trong đất, nước và các bộ phận đã nhiễm bệnh của cây sầu riêng.
  • Rễ non tại vị trí gần phần đất thường bị nấm bệnh tấn công. Sau đó, bệnh lây lan bệnh lây lan đến gốc sát đất. Tiếp đến, bệnh dịch chuyển lên phần vỏ của thân cây khiến vỏ chuyển sang màu nâu. Vỏ sẽ có dấu hiệu thối và chảy nhựa ra. Phần gỗ bệnh trong vết bệnh cũng chuyển sang màu nâu.
  • Bệnh thường xảy ra tập trung vào mùa mưa. Đặc biệt tấn công mạnh đối với những vườn có mật độ trồng quá dày.
  • Ngoài ra nấm bệnh còn tấn công vào trái, nhất là trái trên cành sát mặt đất. Làm trái bị thối và rụng khỏi cây.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI SẦU RIÊNG

Phòng trừ rầy phấn

  • Có thể tiến hành phun nước vào các lá non để giảm thiểu số lượng của ấu trùng rầy phấn.
  • Bà con nên tiến hành việc điều khiển cây ra đọt tập trung để dễ dàng kiểm soát mật độ rầy.
  • Đối với trường hợp số lượng rầy tăng cao có thể phun các loại thuốc BVTV chứa các hoạt chất như Fenobucarb, Dimethoate, Cypermethrin,… để bảo vệ cây.

Phòng trừ sâu đục trái

  • Thường xuyên kiểm tra vườn sầu riêng để kịp thời phát hiện sự tấn công của sâu đục trái.
  • Đem những trái sầu riêng bị sâu đục trái tấn công và đi tiêu hủy để hạn chế lây lan.
  • Có thể dùng túi bao chuyên dụng để tiến hành bao trái tránh khỏi sự tấn công của các loại sâu hại.
  • Một số thuốc trừ sâu chứa hoạt chất bảo vệ trái sầu riêng như Diazinon, Nereistoxin,…

Phòng trừ bệnh thối gốc chảy nhựa trên cây sầu riêng

  • Theo dõi vườn cây sầu riêng thường xuyên để kịp thời phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
  • Khi trồng cây sầu riêng nên chú ý mật độ trồng, không nên trồng quá dày.
  • Hạn chế trồng các loại cây ký chủ thu hút nấm bệnh xung quanh khu vực trồng sầu riêng.
  • Thu gom những bộ phận và cây bị nhiễm bệnh, đem đi tiêu huy để hạn chế lây lan.
  • Nên cân đối lượng phân bón hữu cơ và NPK, tránh bón thừa phân đạm.
  • Tạo hệ thống thoát nước tốt trong vườn sầu riêng.
  • Khi cây nhiễm bệnh nên cạo sạch phần bệnh. Sau đó, phun thuốc trừ sâu chứa các hoạt chất như Metalaxyl 8% + Mancozeb 64%, Metalaxyl,…

Việc phòng trừ và điều trị các loại sâu bệnh hại khi canh tác sầu riêng là điều hết sức cần thiết. Bà con cần kiểm tra sức khỏe cây để đảm bảo năng suất tốt nhất.

Xem thêm:

> Giải pháp độc quyền từ Dr.Xanh

  • Địa chỉ: B19 Quốc Lộ 1A, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
  • Email: drxanh.com@gmail.com
  • Điện thoại: 0907.083.094

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *