Rệp sáp là một loại côn trùng phổ biến, thường làm hại đến nhiều loại cây trồng bao gồm cả cây hồ tiêu. Sự tấn công của rệp sáp có thể gây suy kiệt, giảm năng suất. Trong trường hợp nặng, có thể dẫn đến tình trạng chết cây. Khi chúng đã hình thành măng xông xung quanh vùng rễ, các biện pháp phòng trừ thường không đạt được hiệu quả mong muốn.
Vì vậy để đảm bảo được giá trị kinh tế khi canh tác tiêu, bà con cần có những kiến thức về rệp sáp và biện pháp phòng trừ hiệu quả. Bà con hãy cùng Dr.Xanh tham khảo bài viết dưới đây để để có thêm những kiến thức hữu ích.
THÔNG TIN CHUNG VỀ RỆP SÁP HẠI TIÊU
Tên thường gọi | Rệp sáp, rệp phấn |
Tên khoa học | Pseudococcus sp. |
Lớp | Insecta (Côn trùng) |
Bộ | Hemiptera (Cánh nửa) |
Họ | Pseudococcidae |
Gây hại trên cây trồng | Hồ tiêu, sầu riêng, cà phê,.. |
ĐẶC ĐIỂM CỦA RỆP SÁP HẠI TIÊU
Đặc điểm hình thái
Rệp sáp là một loài côn trùng chích hút, có hình oval hơi tròn, với chiều dài khoảng 2,5 – 3,5 mm và chiều rộng 1,8 – 2,0 mm. Trên cơ thể của chúng, có 18 cặp tua ngắn, trong đó cặp thứ 17 thường dài hơn các cặp khác.
Bề mặt cơ thể của rệp sáp phủ đầy lớp bột sáp trắng, nhưng vẫn hiển thị các vệt ngang tương ứng với các đốt. Khi loại bỏ lớp bột sáp, cơ thể của rệp sáp có thể có màu hồng nhạt, nâu nhạt hoặc vàng nâu.
Rệp non có hình dạng bầu dục, mang màu vàng hồng và có khả năng di chuyển nhanh chóng. Sau vài ngày nở, chúng phát triển một lớp sáp màu trắng trên cơ thể. Khi trưởng thành, khả năng di chuyển của rệp giảm đáng kể hoặc không di chuyển.
Đặc điểm tập tính
Rệp sáp thường sinh sản vô tính. Vòng đời của chúng kéo dài trung bình từ 40 đến 50 ngày. Rệp đẻ trứng thành từng bọc, với số lượng lên đến hàng trăm trứng trong mỗi bọc. Trong một năm, rệp có thể phát triển từ 6 đến 7 lứa.
Rệp sáp chủ yếu lây lan qua các loài kiến. Rệp sáp tiết ra chất thải chứa hàm lượng đường cao, đó là thức ăn hấp dẫn cho nhiều loại kiến. Đồng thời, chất thải này cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm muội đen. Kiến thường ăn dịch tiết của rệp sáp và mang theo rệp sáp khắp nơi, từ đó lây lan bệnh.
Ngoài việc lây lan thông qua kiến, rệp sáp còn có khả năng lây lan qua các con đường khác như mưa, nước tưới, và dụng cụ lao động.
TÁC HẠI CỦA RỆP SÁP HẠI TIÊU
Hút chích chất dinh dưỡng của cây
Rệp sáp thường tập trung tấn công các bộ phận như: gié bông, gié trái, đọt non, kẽ cành và mặt dưới lá tiêu. Chúng chích hút dinh dưỡng, gây khô héo và ngăn chặn sự phát triển của các bộ phận này. Nếu bị tấn công nặng, cây tiêu có thể thể hiện các dấu hiệu như lá vàng, rụng lá, gié bông và quả non bị rụng, hoặc lép.
Làm suy yếu sức khỏe cây hồ tiêu
Dưới mặt đất, rệp sáp thường tấn công thân ngầm, tạo ra vết thương cho nấm bệnh xâm nhập và gây thối rễ. Việc này khiến cây trở nên yếu đuối và dễ chết. Triệu chứng ở phần thân lá thường khó phát hiện khi cây bị tấn công nhẹ. Cây bị hại nặng thường bắt đầu với lá vàng, cằn cỗi, sau đó rụng hết lá và cây chết. Triệu chứng này có thể gây nhầm lẫn với bệnh chết chậm. Vì vậy cần kiểm tra rễ của cây để xác định nguyên nhân.
Gây hại nặng nề cho bộ rễ
Rễ của cây bị tấn công nặng thường xuất hiện một lớp măng xông bảo vệ, tạo ra các vùng u lớn, bên trong đầy rệp sáp. Lớp măng xông này làm cho việc diệt rệp trở nên khó khăn hơn. Rệp sáp thường tập trung vào phần cổ rễ tiếp xúc với mặt đất trước. Sau đó chuyển sang các rễ ngang và rễ chính. Do đó, nếu kiểm tra cổ rễ không thấy rệp sáp, cần phải đào sâu đến vùng rễ ngang và rễ chính.
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ GIẢI PHÁP TRỊ BỆNH
Cách phòng rệp sáp hại tiêu
- Chăm sóc vườn cây bằng cách cắt bỏ những cành mọc sát mặt đất và duy trì vệ sinh vườn để giảm nguy cơ lây lan của rệp sáp qua kiến.
- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra cây tiêu để phát hiện sớm các dấu hiệu của rệp sáp.
- Cắt bỏ các cành nhánh tiêu bị tấn công nặng bởi rệp sáp.
- Sử dụng phân bón cân đối, đặc biệt là tránh bón thừa đạm.
- Tưới tiêu hợp lý, tránh dư nước.
- Không trồng xen trong vườn tiêu những cây có cùng ký chủ như: họ cà, họ bầu bí, …
- Kiểm soát các loài kiến cộng sinh với rệp sáp: kiến đen, kiến lửa đỏ.
- Hãy nhổ bỏ nếu cây tiêu đã bị măng xông vì việc phòng trừ ở giai đoạn này thường không mang lại hiệu quả do rễ tiêu đã bị thối và không thể hồi phục.
- Hạn chế trồng tiêu trên các vùng đất đã từng bị rệp sáp gây hại.
- Duy trì sự phát triển của các loài thiên địch như: kiến vàng, ong bắp cày, tò vò, bọ rùa.
Cách trị rệp sáp hại tiêu
- Sử dụng những loại thuốc BVTV có chứa hoạt chất: Imidacloprid, Chlorpyrifos Ethyl, Abamectin, Buprofezin, Fenobucarb,… để diệt trừ rệp gây hại ở cây trồng là tốt nhất.
- Sử dụng nấm xanh Metarhizium spp. và nấm trắng Beauveria spp. giúp xâm nhập vào cơ thể của rệp sáp hút chất dinh dưỡng và làm cho rệp chết dần đi.
CÁCH TRỊ RỆP SÁP HẠI TIÊU ĐỘC QUYỀN TỪ DR.XANH
Dr.Xanh mang đến giải pháp độc quyền giúp bà con phòng trị rệp sáp bám trên cây tiêu hiệu quả. Phương pháp nhanh, triệt để và đảm bảo an toàn cho cây trồng:
Thành phần chính: Emamectin Benzoate 5.8% w/w
Dạng thuốc: EC (Emulsifiable Concentrate) – dạng nhũ tương đậm đặc (nhũ dầu).
Đối tượng phòng trừ:
- Nhóm côn trùng miệng chích hút: Rệp sáp, rệp vảy xanh, bọ xít, rầy nâu, rầy lưng trắng, bọ trĩ, rầy chổng cánh, rầy bông, nhện đỏ, rầy mềm,…
- Nhóm côn trùng đục thân, đục trái: Sâu đục thân, sâu đục bẹ, sâu đục cành – đục ngọn cây, mọt đục trái,…
- Nhóm côn trùng miệng nhai: Sâu cuốn lá, sâu keo, sâu ăn lá, câu cấu,…
Liều phun: Pha 8 -10ml cho bình 16 lít nước. Lượng nước phun: 400-500 lít/ha.
Cơ chế hoạt động: TIẾP XÚC – VỊ ĐỘC – THẤM SÂU – LƯU DẪN MẠNH.
- Hoạt chất Emamectin Benzoate: Phá vỡ dẫn truyền thần kinh của côn trùng và gây tê liệt. Côn trùng sau khi tiếp xúc với hoạt chất Emamectin sẽ ngừng ăn và chết đói.
- Phụ gia nước vàng trà độc quyền: Tăng khả năng bám dính – thấm sâu và lưu dẫn cực mạnh vào sâu – rầy – nhện. Từ đó quản lý tốt côn trùng phổ rộng trên mọi loại cây trồng.
Đặc tính an toàn:
- Độ tái dầu thấp, hạn chết nghẹt bét, stress cây sau khi phun.
- Chống rửa trôi, bay hơi trong điều kiện thời tiết bất lợi.
- Không gây phản ứng phụ.
- Không gây ô nhiễm nguồn nước và đặc tính đất trồng.
KẾT LUẬN
Rệp sáp là loại côn trùng gây ảnh hướng lớn đối với chất lượng và năng suất của vườn tiêu. Hy vọng thông qua bài viết trên bà có những thông tin hữu ích về loại côn trùng này để phòng trừ một cách tốt nhất và hiệu quả. Nếu bà con còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với Dr.Xanh để được tư vấn thêm!
- Địa chỉ: B19 Quốc Lộ 1A, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
- Email: drxanh.com@gmail.com
- Fanpage: Dr.Xanh – Bệnh Viện Cây Trồng
- Điện thoại: 0907.083.094