Rệp sáp là loại côn trùng gây hại cho nhiều loại cây trồng phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt trong đó có sầu riêng. Rệp sáp làm cho cây sầu mất chất dinh dưỡng, giảm năng suất lẫn giá trị kinh tế. Nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời, rệp sáp có thể lan rộng trên diện tích toàn vườn, gây thiệt hại nặng nề cho bà con. Hiểu được nỗi lo đó Dr.Xanh cung cấp chi tiết về loài rệp sáp hại sầu riêng, kèm với đó là biện pháp phòng trừ hiệu quả qua bài viết sau.
THÔNG TIN CỦA RỆP SÁP HẠI SẦU RIÊNG
Tên thường gọi | Rệp sáp, rệp sáp phấn, rệp sáp giả | |
Tên khoa học | Planococcus citri | |
Gây hại trên cây | 70 họ cây trồng khác | |
Giới |
| |
Ngành |
| |
Lớp |
| |
Bộ |
| |
Họ |
| |
Loài |
|
ĐẶC ĐIỂM CỦA RỆP SÁP HẠI SẦU RIÊNG
Đặc điểm hình thái
- Rệp sáp bám chặt trên thân, cây và lá sầu riêng. Chúng dài khoảng 3mm, màu hồng hoặc vàng, bên ngoài phủ một lớp phấn bột trắng, xung quanh mép rìa có nhiều sợi tua.
- Rệp sáp cái không có cánh. Chúng lột xác 3 lần, sau đó đẻ trứng và chết. Trong khi đó, rệp sáp đực lột xác 4 lần, có cánh và nhỏ hơn con cái.
- Rệp sáp con sẽ có màu nhạt hơn. So với rệp trưởng thành thì rệp sáp con có lớp ngoài trơn, chưa phủ lớp bột trắng.
Tập tính gây hại
Rệp sáp chủ yếu xuất hiện trên trái và bông sầu riêng, ít thấy trên lá. Chúng đẻ trứng thành từng chùm tầm 200 – 250 trứng. Một con cái có thể đẻ đến 600 – 800 trứng, mỗi năm sinh sản 2 – 3 lần. Vòng đời của rệp sáp biến động trong khoảng 45 – 60 ngày, phụ thuộc vào thời tiết. Rệp sáp tăng mật độ rất nhanh. Do vậy, chúng là mối hiểm hoạ lớn cho bà con trồng sầu riêng nếu không có biện pháp phòng trị triệt để.
Sau khi trứng mọc thành từng chùm sẽ đến thời gian nở thành ấu trùng. Sâu non khi bám vào lá, được bao phủ như một lớp sáp mỏng và có tua kéo dài xuống cuối thân lá. Chúng gây hại bằng cách bám vào cuống trái non, hoặc rãnh giữa các gai trên trái để hút dịch vỏ sầu riêng. Khi cây sầu riêng bị rệp sáp xâm nhập, thường cây sẽ có những quả trứng nhỏ màu trắng hoặc nâu.
CÁCH THỨC GÂY HẠI CỦA RỆP SÁP
Rệp – Kiến đen – Nấm bồ hóng là bộ 3 gây hại trên cây sầu riêng. Trong đó, rệp sáp di chuyển chậm nhất. Chúng bám lên thân mình kiến đen để được vận chuyển đi khắp cây. Kiến tha rệp sáp đến đâu sẽ gây hại đến đó, từ rễ, thân, cành, lá… Đổi lại, rệp tiết ra chất ngọt để dẫn dụ kiến.
Thêm vào đó, các chất đường, ngọt này còn thu hút nấm bồ hóng phát triển gây hại cho cây sầu riêng.
THỜI ĐIỂM XUẤT HIỆN RỆP SÁP HẠI SẦU RIÊNG
Rệp sáp gây hại sẽ xuất hiện quanh năm trong vườn sầu riêng. Tuy nhiên bà con sẽ khó nhận thấy vì chúng thường trú ẩn dưới rễ. Thời điểm biểu hiện rõ nhất là giai đoạn sầu riêng làm bông, xổ nhuỵ, đậu trái non.
Dr.Xanh sẽ gợi ý cho nhà vườn một vài yếu tố để nhận biết loài sâu hại này sớm hơn:
- Thường xuất hiện ở những vườn sầu riêng có trồng xen với các cây trồng khác như: Tiêu, cà phê, ổi, na, bơ…
- Vườn sầu riêng có các loại kiến (kiến cao cẳng, kiến vàng, kiến đen,…)
- Vườn có nấm bồ hóng xuất hiện
- Đất vườn thiếu nước, khô hạn. Rệp sáp sẽ xuất hiện và gây hạn nặng hơn cho sầu riêng
BIỂU HIỆN GÂY HẠI CỦA RỆP SÁP ĐỐI VỚI CÂY SẦU RIÊNG
Gây thoái hoá các bộ phận của cây sầu riêng
Cây sầu riêng khi bị nhiễm rệp sáp trên quả, hoa, lá, cành, sẽ trở nên kém phát triển vì thiếu hụt dinh dưỡng. Từ đó dẫn đến sự thoái hóa và giảm chất lượng quả sầu. Cụ thể, rệp gây thiệt hại nặng nề trên toàn bộ cây sầu riêng như:
Trên bông: Nếu rệp sáp tấn công ở cuống, chúng sẽ làm teo tóp cuống. Bông sầu riêng cũng sẽ bị vàng héo úa, dễ rụng, thiếu hạt phận khi rệp xâm nhập vào bông.
Trên trái non: Khi bị rệp sáp tấn công, trái non sẽ xuất hiện tình trạng gai to, gai nhỏ không đều. Quả bị méo mó, không lớn và dễ bị rụng.
Trên trái lớn: Rệp sáp hút nhựa cây và bài tiết dịch ngọt thu hút nấm bồ hóng tấn công, làm vỏ trái phủ một lớp muội đen. Nặng hơn còn có thể bị biến dạng. Bà con chắc hẳn sẽ rất đau đầu vì tình trạng này khi quả xấu gây mất thẩm mỹ và giảm giá trị thương mại.
Ngoài ra, với mật độ rệp cao, trái sầu riêng lớn có thể không phát triển bình thường và dễ bị sượng.
Gây hại nghiêm trọng đến hệ thống rễ cây:
Rệp sáp hại sầu riêng là nguyên nhân gây hại cực mạnh đến bộ rễ của cây. Chúng mở đường cho nấm khuẩn tuyến trùng tấn công rễ cây sầu. Rễ cây phát triển kém, gây ra hiện trạng lá vàng úa từ gốc đến ngọn và rụng từ từ, trái nhỏ, hạt bị lép. Lưu ý rễ cây sầu riêng khi bị nhiễm rệp sáp nghiêm trọng có thể khó khôi phục sức khỏe cây, dễ dẫn đến chết cây.
Ngoài ra rệp sáp còn thầm lặng phá hại bên trong rễ. Chúng sẽ dùng hình thức chích hút làm phù rễ, đứt mạch dẫn. Đồng thời vết chích của rệp sáp để lại sẽ làm vết thương hở, tạo điều kiện cho nhiều loại nấm gây bệnh thối rễ, xì mủ.
Gây mất cân bằng sinh thái
Các loài côn trùng có lợi khác sống trong hệ sinh thái vườn cũng sẽ chịu ảnh hưởng do rệp sáp sinh trưởng với số lượng quá nhiều. Nhiều bà con không dám sử dụng các loại thuốc trừ sâu, để trừ rệp sáp. Vì nếu phun thuốc không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến các loại côn trùng có lợi khác trong vườn.
Thiệt hại kinh tế
Sầu riêng là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao. Khi cây sầu riêng bị rệp sáp hại sẽ làm giảm năng suất trồng trọt. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá bán và quá trình thu hồi vốn của bà con. Việc tổn thất về kinh tế là điều dễ hiểu khi cây sầu riêng bị rệp sáp xâm hại.
CÁCH PHÒNG TRỊ RỆP SÁP HẠI SẦU RIÊNG
Cách trị rệp sáp hại sầu riêng
Khi phát hiện rệp sáp hại sầu riêng, bà con không vội phun thuốc trừ sâu ngay. Vì nếu sử dụng thuốc trừ sâu không đúng cách sẽ vô tình tiêu diệt các loại côn trùng có lợi khác. Từ đó tạo điều kiện cho các loại sâu hại khác xâm nhập sầu riêng.
Dr. Xanh gợi ý các biện pháp sau:
- Dùng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ vi sinh, nấm: Giúp kiểm soát số lượng rệp sáp hại sầu riêng. Đồng thời bảo vệ môi trường và không gây hại cho sức khỏe.
- Dùng các loại vật nuôi và thiên địch: Các loài vật nuôi như chim như vạc, nhện, cú… chúng giúp tiêu diệt rệp sáp. Đặc biệt lưu ý bà con không nên sử dụng kiến vì chúng có khả năng tạo điều kiện cho rệp sáp lây lan.
- Diệt kiến phòng rệp lây lan: Kết hợp xịt thuốc diệt kiến với việc diệt rệp. Diệt trừ kiến bằng các loại thuốc tưới có hoạt chất như: Fipronil, Cacbonsufan, Thiamethoxam hoặc rải bằng thuốc Padan, Basudin…
- Sử dụng phương pháp thủ công: Có thể bắt, tiêu hủy các con rệp sáp trên cây và quả. Khuyến nghị bà con nên sử dụng phương pháp thủ công để xử lý rệp sáp với vườn có diện tích nhỏ.
- Sử dụng thuốc hóa chất phòng trị rệp: Tưới dưới gốc hoặc phun lên cây hoạt chất Imidacloprid, Thiamethoxam hoặc Acetamiprid 30%,… Ngoài ra bà con hãy kết hợp với dầu khoáng, chất bám dính hoặc nước rửa chén để phòng trị hiệu quả hơn.
- Trồng các loại cây rau có mùi như bạc hà, tỏi, cà chua: Giúp thu hút rệp sáp, tạo điều kiện nhà vườn dễ dàng tiêu diệt chúng.
Cách phòng ngừa rệp sáp hại sầu riêng
Để giúp bà con có một mùa vụ sầu riêng bội thu, Dr.Xanh sẽ gợi ý cho quý nhà vườn một vài biện pháp phòng ngừa rệp sáp hiệu quả:
- Hạn chế trồng xen kẽ với các cây thu hút rệp sáp như: Cà phê, bơ, ổi, tiêu…
- Nên trồng cây với mật độ hợp lý để vườn được thông thoáng. Không nên trồng vườn mật độ quá dày.
- Nên duy trì độ ẩm thường xuyên vào các mùa khô hạn. Tưới nước đầy đủ kết hợp với bón phân hữu cơ hợp lý.
- Cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái.
- Diệt cỏ hay các nơi trú ngụ của kiến.
- Bảo vệ các loại vật nuôi như nhện, bọ rùa, hay ong…
- Chủ động phun thuốc phòng rệp sáp theo định kỳ, phun 15 – 20 ngày/lần cho cây. Đặc biệt chú ý giai đoạn cây ra bông, sau khi xổ nhụy và có trái non, hoặc ở giai đoạn xổ nhụy là khi rệp dễ phát triển mạnh nhất.
- Sử dụng thuốc ngừa rệp sáp có hoạt chất như: Chlopyrifos Ethyl, Chlopyrifos Ethyl + Cypermethrin, Fenobucarb, Spirotetramat …. Đây là các loại thuốc phòng ngừa hiệu quả rệp sáp giai đoạn sau khi xổ nhụy.
NHỮNG LƯU Ý KHI PHÒNG NGỪA RỆP SÁP HẠI SẦU RIÊNG
- Phun thuốc trị rệp sáp khi đất vườn ẩm.
- Tưới tương đối nhiều và đảm bảo đủ lượng thuốc.
- Phun xịt thuốc diệt rệp sáp ít nhất 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 – 5 ngày để diệt đến lớp rệp sáp cuối cùng. Vì khi rệp sáp sinh sản với mật độ nhiều, chúng sẽ có tập tính xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp.
CÁCH TRỊ RỆP SÁP SẦU RIÊNG ĐỘC QUYỀN TỪ DR.XANH
Dr.Xanh mang đến giải pháp độc quyền giúp bà con phòng trị rệp sáp hại sầu riêng hiệu quả. Phương pháp nhanh, triệt để và đảm bảo an toàn cho cây trồng:
Thành phần chính: Emamectin Benzoate 5.8% w/w
Dạng thuốc: EC (Emulsifiable Concentrate) – dạng nhũ tương đậm đặc (nhũ dầu).
Đối tượng phòng trừ:
- Nhóm côn trùng miệng chích hút: Rệp sáp, rầy nâu, rầy lưng trắng, bọ trĩ, rầy chổng cánh, rầy bông, nhện đỏ, rầy mềm,…
- Nhóm côn trùng miệng nhai: Sâu cuốn lá, sâu keo, sâu ăn lá, câu cấu,…
- Nhóm côn trùng đục thân, đục trái: Sâu đục thân, sâu đục bẹ, sâu đục cành – đục ngọn cây, mọt đục trái,…
Liều phun: Pha 8 -10ml cho bình 16 lít nước. Lượng nước phun: 400-500 lít/ha.
Cơ chế hoạt động: TIẾP XÚC – VỊ ĐỘC – THẤM SÂU – LƯU DẪN MẠNH.
- Hoạt chất Emamectin Benzoate: Phá vỡ dẫn truyền thần kinh của côn trùng và gây tê liệt. Côn trùng sau khi tiếp xúc với hoạt chất Emamectin sẽ ngừng ăn và chết đói.
- Phụ gia nước vàng trà độc quyền: Tăng khả năng bám dính – thấm sâu và lưu dẫn cực mạnh vào sâu – rầy – nhện. Từ đó quản lý tốt côn trùng phổ rộng trên mọi loại cây trồng.
Đặc tính an toàn:
- Độ tái dầu thấp, hạn chết nghẹt bét, stress cây sau khi phun.
- Chống rửa trôi, bay hơi trong điều kiện thời tiết bất lợi.
- Không gây phản ứng phụ và không ảnh hưởng vật liệu phun.
- Không gây ô nhiễm nguồn nước và không ảnh hưởng đến đặc tính đất trồng.
KẾT LUẬN
Rệp sáp là nỗi lo lớn của nhà vườn trồng cây ăn quả, đặc biệt là sầu riêng. Tuy nhiên nếu nhà vườn biết cách triển khai phòng tránh và xử lý rệp sáp hại sầu riêng hợp lý thì vẫn có thể kiểm soát được sâu hại và bảo vệ mùa vụ sầu riêng tốt hơn. Hy vọng bài viết trên đã giúp bà con hiểu hơn về loài rệp sáp hại sầu riêng và cách phòng trị. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bà con hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với Dr.Xanh để được tư vấn ngay nhé!
- Địa chỉ: B19 Quốc Lộ 1A, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
- Email: [email protected]
- Fanpage: Dr.Xanh – Bệnh Viện Cây Trồng
- Hotline: 0907.083.094