RỆP SÁP HẠI QUẢ CÀ PHÊ – CÁCH NHẬN BIẾT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

rệp sáp hại quả cà phê

Rệp sáp hại quả cà phê là loại côn trùng gây hại phổ biến trên cây cà phê. Chúng tấn công mạnh, gây thiệt hại lớn đến chất lượng và năng suất của cà phê. Rệp sáp xuất hiện quanh năm, đặc biệt là vào những thời điểm khô hạn kéo dài là điều kiện lý tưởng để chúng bùng phát thành bệnh dịch. Do đó, bà con cần phải nắm rõ tập tính của chúng để đưa ra các biện pháp phòng trừ rệp sáp an toàn, hiệu quả. Trong bài viết này, Dr.Xanh sẽ cung cấp đến bà con những thông tin hữu ích về rệp sáp gây hại quả cà phê, nhằm giúp bà con an tâm canh tác. 

Thông tin chung về rệp sáp hại quả cà phê

Tên thường gọiRệp sáp
Tên khoa họcPlanococcus citri
Cây trồng thường bị gây hạiCà phê, cacao, xoài, bưởi,…

Đặc điểm của rệp sáp hại quả cà phê

Đặc điểm rệp sáp hại quả cà phê
Đặc điểm rệp sáp hại quả cà phê

Rệp sáp thường xuất hiện từ sau khi cây ra hoa kéo dài cho đến khi thu hoạch mùa vụ. Rệp sáp xuất hiện quanh năm, nhưng chúng tấn công nặng nhất là vào các tháng mùa khô và đầu mùa mưa. Sau đó giảm trong khoảng thời gian giữa mùa mưa. 

Rệp sáp thường sống và tập trung gây hại ở các bộ phận của cây như chùm quả, kẽ lá, chồi non, cuống chùm hoa và gốc cây,…

Vòng đời của rệp sáp thường kéo dài từ 26 đến 40 ngày. 

  • Trứng: Trứng rệp sáp thường có màu vàng, hình bầu dục. Trứng rệp thường dính với nhau thành ổ tròn. Bên ngoài vỏ trứng được bao phủ bởi lớp lông tơ. Giai đoạn trứng kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Mỗi con rệp sáp mẹ sẽ đẻ khoảng 500 trứng. Rệp thường đẻ trứng vào các kẽ lá, chùm hoa hay chùm quả non. 
  • Rệp sáp non: Có kích thước nhỏ, hình dáng gần giống với rệp trưởng thành. Sau khi nở khoảng 2 đến 3 ngày, chúng sẽ bò ra và tìm nơi thích hợp để gây hại cà phê.    
  • Rệp sáp trắng trưởng thành: Thường sống được từ 20 đến 30 ngày. 

Rệp cái trưởng thành có hình bầu dục, trên cơ thể có nhiều sợi sáp dài màu trắng – xốp. Rệp không cánh và kích thước khoảng 4mm. 

Rệp đực trưởng thành mình thon dài khoảng 3mm. Chúng không có sáp nhưng có cánh, râu và chân có nhiều lông ngắn. 

Rệp sáp là loại côn trùng không di động, chúng di chuyển từ nơi này sáng nơi khác nhờ kiến cộng sinh. 

Biểu hiện của quả cà phê bị rệp sáp gây hại

Rệp sáp hại quả cà phê
Rệp sáp hại quả cà phê
  • Rệp sáp thường bắt đầu đẻ trứng vào mùa mưa tại các chùm quả cà phê non.
  • Sau khi nở, rệp sáp non nhanh chóng tìm kiếm nơi cố định để sinh sống và tấn công quả. Trong mùa mưa, quá trình sinh sản của rệp sáp hại cà phê diễn ra liên tục. Từ đó, dẫn đến tình trạng rụng quả nhiều.
  • Hành động chích hút chất dinh dưỡng của rệp sáp làm quả cà phê non không phát triển được. Điều này dẫn đến tình trạng quả bị vàng, rụng sớm.
  • Khi cà phê bị rệp sáp nặng, trái cà phê sẽ phát triển rất chậm. Nếu không có biện pháp diệt trừ kịp thời, chùm trái sẽ khô hỏng, ảnh hưởng đến năng suất vụ mùa. 
  • Các chùm quả khi bị tấn công thường xuất hiện lớp nấm muội màu đen bao phủ. Những quả có biểu hiện khô dần và rụng.  

Biện pháp phòng trừ rệp sáp hại cà phê 

quản lý rệp sáp cà phê để cây cho trái đạt chất lượng
Quản lý rệp sáp cà phê để cây cho trái đạt chất lượng

Biện pháp phòng

  • Trồng cây cà phê với khoảng cách hợp lý, thông thoáng.
  • Sử dụng các giống cà phê được ghép từ các cây khỏe mạnh hoặc có nguồn gốc rõ ràng.
  • Thường xuyên thăm vườn cà phê. Đặc biệt là vào mùa khô để sớm phát hiện sự xuất hiện của rệp sáp tấn công cà phê và có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Loại bỏ các cây dại, cành cây và lá rụng gần cây cà phê để giảm đi nơi ẩn náu của côn trùng gây hại cây. 
  • Khi rệp mới xuất hiện gây hại trên ít cành, có thể cắt và đốt cành bị rệp sáp gây hại để ngăn chặn sự lây lan. 
  • Hạn chế tối đa việc trồng các loại cây khác mẫn cảm với rệp trong vườn cà phê.
  • Sử dụng phân bón hợp lý: Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây. Nhằm tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cây, tránh các tác nhân gây hại. 

Biện pháp trừ

  • Bảo vệ các loài thiên địch của rệp sáp như bọ rùa đỏ, bọ rùa nhỏ, bọ mắt vàng, bọ cánh gân xanh, ong bắp cày ký sinh, bướm ăn thịt hoặc nhện bắt mồi và ăn thịt côn trùng. 
  • Sử dụng các loại thuốc trừ sâu hại có chứa các hoạt chất như Abamectin, Thiamethoxam,.. để kiểm soát rệp sáp gây hại trên cà phê. 

Rệp sáp gây hại quả cà phê làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất mùa vụ. Việc phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp kiểm soát thích hợp, an toàn là việc cần thiết để bảo vệ cây cà phê khỏi sự tấn công của những loài sâu hại này. Dr.Xanh chúc bà con canh tác tốt và có vụ mùa bội thu nha! 

___________________________________________________

Xem thêm:

> Giải pháp độc quyền từ Dr.Xanh

  • Địa chỉ: B19 Quốc Lộ 1A, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
  • Điện thoại: 0907.083.094

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *