Rệp sáp hại chôm chôm là một loài côn trùng trong họ Pseudococcidae. Rệp gây hại trên nhiều cây trồng khác nhau, trong đó có chôm chôm. Chúng còn biết đến với các tên gọi khác như rệp sáp giả hay rệp bông. Trong bài viết này, Dr.Xanh sẽ giới thiệu về đặc tính gây hại và các biện pháp phòng trừ rệp sáp hiệu quả.
THÔNG TIN CHUNG CỦA RỆP SÁP
- Tên thường gọi: Rệp sáp, rệp sáp giả, rệp bông, rệp phấn trắng
- Tên khoa học: Planococcus lilacinus
- Gây hại trên cây trồng: Chôm chôm, ổi, cam, mãng cầu,…
ĐẶC ĐIỂM CỦA LOÀI RỆP SÁP HẠI CHÔM CHÔM
- Rệp sáp có cơ thể nhỏ, với hình bầu dục. Xung quanh cơ thể chúng có những tua ngắn, có một lớp phấn phủ như bông gòn nên còn được gọi là rệp bông.
- Rệp cái thường không có cánh, chúng để trứng rất nhỏ nên khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng bám vào cây và hút chích nhựa và chất dinh dưỡng.
- Rệp non khi mới nở thường có chân và bò đi khắp trái.Sau một thời gian, chân của chúng thoái hóa và bám dính vào 1 vị trí. Tại chỗ chúng bám vào sẽ hút chích dưỡng chất cho đến khi trưởng thành.
- Chúng thường tiết ra chất dịch ngọt để thu hút nấm bồ hóng và kiến đến ăn. Kiến ăn xong sẽ tha rệp phân tán sang nơi khác.
BIỂU HIỆN TRÊN CÂY
- Trái non ở giai đoạn mới cho trái chính là đối tượng mục tiêu của rệp sáp.
- Chúng hút chích chất dinh dưỡng khiến trái chôm chôm có rây ngắn và trái bị khô.
- Trên vỏ trái bị rệp tấn công sẽ có một lớp nấm đem mịn chính là nấm bồ hóng.
TÁC HẠI CỦA RỆP SÁP HẠI CHÔM CHÔM
- Cả ấu trùng lẫn con rệp sáp trưởng thành đều bám vào và hút chích nhựa của các bộ phận non.
- Rệp thường tập trung vào đọt non trong giai đoạn cây trước ra hoa, tạo trái. Khi chôm chôm ra hoa, rệp di chuyển đến cuống để hút chích nhựa và sinh sản ở đây. Đến khi cây ra trái chúng thường tập trung hút chích trên trái.
- Khi mật độ rệp tăng cao có thể làm cho chồi và lá non biến dạng, xoắn lại và không phát triển được. Thậm chí, nụ hoa và trái non có thể bị rụng. Chúng thường gây hại nặng nhất vào mùa khô, nếu không phòng trừ có thể dẫn đến mất mùa.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RỆP SÁP HẠI CHÔM CHÔM
Biện pháp phòng ngừa
- Bà con nên chú ý đến độ thông thoáng của vườn thông qua việc trồng cây với mật độ thích hợp.
- Vệ sinh vườn thường xuyên và cắt những cành già, khuất tán để vườn phát triển tốt nhất.
- Dọn rác và lá mục để loại bỏ nơi trú ngụ của kiến, ngăn sự phát tán rệp sáp.
- Thường xuyên kiểm tra vườn để kịp thời phát hiện sự tấn công của rệp sáp trong vườn.
Biện pháp điều trị
- Loại bỏ những cành có dấu hiệu bị rệp sáp tấn công và đem đi tiêu hủy để hạn chế lây lan.
- Bà con có thể loại bỏ rệp sáp bằng thuốc BVTV chứa các hoạt chất như Buprofezin, Methidathion,…
Trên đây là thông tin liên quan đến loài rệp sáp mà chúng tôi muốn cung cấp đến bà con. Ngoài ra, để theo dõi thêm các bài viết về cây trồng bà con có thể tham khảo thêm tại Dr.Xanh.
Xem thêm:
> Giải pháp độc quyền từ Dr.Xanh
- Địa chỉ: B19 Quốc Lộ 1A, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
- Email: drxanh.com@gmail.com
- Điện thoại: 0907.083.094