Rệp muội là những loài côn trùng nhỏ gây hại cho cây trồng, chẳng hạn như cây đào, cây lê,…Rệp tấn công làm ảnh hưởng đến chất lượng và giảm sản lượng cây trồng. Từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế của bà con nông dân. Trong bài viết này, cùng Dr.Xanh tìm hiểu về các loại rệp muội hại đào và biện pháp phòng trừ rệp.
THÔNG TIN CHUNG VỀ RỆP MUỘI HẠI ĐÀO
Tên thường gọi: Rệp muội, rầy xanh
Tên khoa học: Myzuss persicae Sulzer
Gây hại trên cây trồng: Cây đào.
ĐẶC ĐIỂM CỦA RỆP MUỘI
- Rệp muội là những loài côn trùng nhỏ (dài 2mm) sống trên ngọn non của cây đào với mật độ dày.
- Rệp có hình quả lê, màu xanh lá cây, màu vàng. Các chân và râu thì nhỏ, yếu và ẩn phía cuối bụng có 2 tuyến giáp.
- Có 2 hình dạng: Có cách và không cánh.
BIỂU HIỆN TRÊN CÂY
- Rệp hút nhựa cây làm cho cây kém phát triển, cằn cỗi, khô héo rồi rụng.
- Rệp muội gây hại chủ yếu ở các bộ phận như: lá, hoa.
- Khi bị rệp tấn công ở lá, khiến lá cuốn lại thành hình ống. Khi rệp gây hại mạnh sẽ quắn quéo, biến dạng sau đó sẽ khô héo và rụng.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RỆP MUỘI HẠI ĐÀO
Biện pháp phòng ngừa
- Thăm vườn đào thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh và điều trị kịp thời.
- Dọn sạch tàn dư thực vật, tỉa cành tạo tán cây thường xuyên. Tỉa bỏ cành lá già, hư hại để tạo sự thông thoáng cho cây.
- Sử dụng thiên địch để xua đuổi rệp muội. Ví dụ như ong.
Biện pháp điều trị
- Sừ dụng các loại thuốc có chứa hoạt chất: Benfuracarb, Chlopyrifos,…để tiêu diệt rệp muội gây hại.
- Sử dụng sản phẩm có khả năng tấn công các khớp của rệp, han chế sự di chuyển của rệp như: Nấm Metarhizium spp và nấm Beauveria spp.
Cây đào dễ bị sâu hại do các loài sâu gây bệnh. Tuy nhiên việc phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp kiểm soát thích hợp là cần thiết để bảo vệ cây đào khỏi sự tấn công của những loài sâu này. Chúc bà con canh tác tốt!
Xem thêm:
> Giải pháp độc quyền từ Dr.Xanh
- Địa chỉ: B19 Quốc Lộ 1A, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
- Email: [email protected]
- Điện thoại: 0907.083.094