Rầy mềm là một loài côn trùng gây hại nguy hiểm đối với cây thanh long, trở thành vấn đề lo ngại lớn của nông dân. Chúng gây thiệt hại nghiêm trọng với sự phát triển của cây, dẫn đến suy giảm năng suất. Để phòng trừ và kiểm soát rầy mềm hiệu quả, bà con nông dân hãy cùng Dr.Xanh tìm hiểu những đặc tính của loài ngay trong bài viết dưới đây.
THÔNG TIN CHUNG VỀ RẦY MỀM
- Tên thường gọi: Rầy mềm, rệp muội
- Tên khoa học: Aphis sp.
- Gây hại trên cây trồng: Thanh long, cà chua,…
ĐẶC ĐIỂM CỦA RẦY MỀM HẠI CÂY THANH LONG
- Rầy mềm đẻ trứng màu vàng, về sau trứng chuyển sang màu đen. Khi trưởng thành rầy có 2 dạng là có cánh và không cánh.
- Rầy trưởng thành có cánh với cơ thể dài từ 1,2 đến 1,8mm. Đầu và ngực của rầy có màu nâu đen, với bụng màu vàng nhạt và phiến lưng màu đen.
- Rầy trưởng thành không cánh dài khoảng 1,5 đến 1,9mm, sải cánh rộng 0,6 đến 0,8mm. Chúng thường có màu xanh đen hoặc màu vàng xanh, được phủ bên ngoài bằng một lớp sáp.
- Rầy thường bám trên mắt dưới của quả non hoặc tay quả, các cành non và nụ hoa. Chúng hút chích chất nhựa từ các bộ phận này, để lại những vết chích nhỏ.
TÁC HẠI CỦA RẦY MỀM HẠI THANH LONG
Nấm bồ hóng phát triển
Khi rầy mềm hút chích quả thường để lại những chất thải là các mật ngọt. Chất này chính là xúc tác kích thích và thu hút nấm bồ hóng phát triển trên cây thanh long. Cây bị nấm bồ hóng xâm nhập sẽ giảm sút về khả năng quang hợp và trao đổi chất.
Giảm năng suất
Rầy mềm thường tấn công vào hoa, quả của cây khiến cây không phát triển. Khi rầy tấn công mạnh có thể làm hoa, quả bị vàng, khô héo và rụng đi. Khả năng ra hoa, đậu quả cũng vì chúng gây hại mà giảm, kéo theo năng suất cây trồng cũng giảm.
Ảnh hưởng kinh tế
Cây thanh long bị rầy mềm hút chích thường cho trái rất ít hoặc thậm chí không có. Trái thanh long của những cây này rất xấu xí, kém thẩm mỹ. Đồng thời, chất lượng trái thấp, không đảm bảo yêu cầu của thị trường nên rất khó khăn trong việc tiêu thụ.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ VÀ KIỂM SOÁT RẦY MỀM HẠI THANH LONG
- Nhà vườn nên thường xuyên cắt tỉa cây thanh long để tạo độ thông thoáng thích hợp.
- Bón phân cân đối cho cây để tăng sức đề kháng và chống chịu, nhưng cần hạn chế bón thừa phân đạm.
- Dọn cỏ quanh vườn để hạn chế nơi ẩn náu của sâu hại.
- Khi phát hiện rầy nên loại bỏ các bộ phận nhiễm rầy và đem đi tiêu hủy.
- Trường hợp cây bị tấn công mạnh nên sử dụng thuốc trừ sâu chứa các hoạt chất như Imidacloprid,…
Khi canh tác cây thanh long, bà con có thể gặp phải sự tấn công của nhiều loại sâu hại như rầy mềm. Tuy nhiên, nhà vườn có thể bảo vệ cây trồng bằng việc áp dụng các biện pháp phòng trừ đúng cách.