RẦY MỀM HẠI DƯA HẤU – BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ

rầy mềm hại dưa hấu_dr.xanh

Rầy mềm là loài côn trùng gây thiệt hại nặng nề đối với cây trồng nhất là cây họ dưa như dưa hấu. Chúng tấn công cây dưa hấu làm hạn chế sự phát triển khỏe mạnh của cây và làm giảm năng suất. Cùng Dr.Xanh khám phá về rầy mềm cùng biện pháp phòng trừ chúng một cách hiệu quả nhất ngay trong bài viết này.

THÔNG TIN CHUNG VỀ RẦY MỀM 

  • Tên thường gọi: Rầy mềm, rầy dưa,… 
  • Tên khoa học: Aphis sp. 
  • Gây hại trên cây trồng: Dưa hấu, mướp, bí, khổ qua, dưa leo,…

ĐẶC ĐIỂM CỦA RẦY MỀM GÂY HẠI CÂY DƯA HẤU

  • Rầy đẻ trứng có màu vàng, sau đó trứng chuyển sang màu đen bóng. 
  • Con trưởng thành của loài này có 2 dạng là có cánh hoặc không cánh. 
  • Rầy không cánh có thân màu vàng, xanh thẫm hoặc xanh đen. Trên cơ thể rầy thường có một lớp sáp phủ. 
  • Rầy có cánh có đầu và ngực có màu đen. Bụng rầy màu xanh nhạt hoặc xanh đậm, vàng nhạt. Chúng có phiến lưng ngực trước và ống bụng đều là màu đen.

TÁC HẠI CỦA RẦY MỀM ĐỐI VỚI DƯA HẤU

Chất lượng quả giảm

Cây dưa hấu bị rầy mềm tấn công sẽ trở nên còi cọc, phát triển rất kém, thậm chí là không phát triển và chết cây. Rầy tấn công khiến khả năng cho hoa, đậu quả của cây trồng bị hạn chế. Do đó, số lượng quả rất ít và chất lượng quả cũng không thể đảm bảo để tiêu thụ được.

Gây suy yếu cây

Trong quá trình rầy tấn công sẽ thường tiết ra và để lại chất thải trên cây. Đó sẽ điều kiện rất thuận lợi để nấm bồ hóng phát triển trên cây. Nấm bồ hóng sẽ bao phủ lá cây dưa hấu, cản trở quá trình trao đổi chất và quang hợp của cây. Từ đó, cây dưa hấu trở nên còi cọc, trơ trụi và suy yếu.

ray-mem-hai-dua-hau
Rầy mềm gây suy yếu cây

Truyền nhiễm virus gây bệnh

Những vết thương cơ giới sau khi rầy hút chích để lại sẽ thường là nơi lây truyền bệnh. Những loại nấm, virus, vi khuẩn gây bệnh hại nguy hiểm thường xâm nhập tại đây. Từ đó, phát sinh nhiều bệnh hại kéo theo như khảm lá do virus, xoăn lá,…

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ VÀ KIỂM SOÁT RẦY MỀM GÂY HẠI DƯA HẤU

  • Vệ sinh đồng ruộng và quanh khu vực một cách sạch sẽ, hạn chế cỏ dại và rác thải.
  • Thăm ruộng dưa thường xuyên để kịp thời phát hiện và xử lý rầy kịp thời.
  • Tiêu hủy các bộ phận bị nhiễm rầy để hạn chế lây lan sang cây dưa khác.
  • Các hoạt chất có hiệu quả trong việc bảo vệ cây khỏi rầy mềm phải kể đến như Pymetrozine, Cyromazine,…

Rầy mềm có thể là mối lo ngại lớn đối với bà con đang canh tác cây dưa hấu. Tuy nhiên, nếu nắm rõ về đặc tính và có cách phòng trừ hiệu quả nhà nông có thể giảm bớt thiệt hại từ chúng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *