QUẢN LÝ LEM LÉP HẠT HIỆU QUẢ TRONG ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT BẤT LỢI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

quản lý lem lép hạt_dr.xanh

Trong quá trình canh tác cây lúa, bệnh lem lép hạt là một thách thức mà bà con nông dân thường xuyên phải đối mặt. Bệnh hại không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng mà còn gây tổn thất về năng suất với mức thất thu lên đến 20% vụ mùa. Ở một số vùng trồng lúa, tỷ lệ này có thể tăng đến 50% do việc hạt bị lép lửng nặng. Hãy cùng Dr.Xanh tìm hiểu về bệnh lem lép hạt và các biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả qua bài viết này.

BỆNH LEM LÉP HẠT LÀ GÌ?

Lem lép hạt là hiện tượng hạt lúa có sự thay đổi về màu sắc trong giai đoạn trổ. Điều này có thể bao gồm vỏ trấu chuyển từ màu nâu sang màu sẫm, từ đen lốm đốm đến đen toàn bộ. Hiện tượng này xuất hiện trên hạt lúa có gạo và hạt lúa lép không có gạo. Tình trạng này thường xuất hiện khi cây lúa đang trong quá trình sinh trưởng và trước khi tiến hành thu hoạch.

Bệnh lem lép hạt lúa
Bệnh lem lép hạt

PHÂN LOẠI BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA

Thông thường có 3 loại lem lép hạt trên lúa là: Lép trắng, lép xanh và lép đen.

Lép trắng

  • Lép trắng là hiện tượng khi hạt lúa khi vừa trổ có màu trắng.
  • Nguyên nhân chính dẫn đến lép trắng là do quá trình hình thành tế bào mẹ hạt phấn bị ảnh hưởng, gây ra sự thiếu hụt silic trong vỏ trấu và chất diệp lục không hình thành đầy đủ.
Bệnh lem lép trắng
Bệnh lem lép trắng

Lép xanh

  • Là hiện tượng khi hạt lúa vừa mới trổ nhưng hạt lúa có màu xanh.
  • Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lép xanh là do hoa không được thụ phấn. Làm cho hạt lúa không được hình thành.

Lép đen

  • Là hiện tượng hạt lúa khi trổ ra có màu đen.
  • Nguyên nhân dẫn đến lép đen là do các tác nhân bên ngoài như nấm bệnh và vi khuẩn gây nên.
Bệnh lem lép hạt lúa
Bệnh lem lép hạt

TÁC NHÂN GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA

Bệnh lem lép hạt lúa phát sinh do 3 nguyên nhân chính bao gồm loài nhện gié, vi khuẩn, và các loại nấm bệnh. Đồng thời, điều kiện môi trường không thuận lợi cũng tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của loại bệnh này.

  • Nghiên cứu đã chỉ ra sự tồn tại của đến 12 loại nấm khác nhau là nguyên nhân chính gây bệnh lem lép hạt lúa, trong đó có các loài như Bipolaris oryzae, Alternaria padwickii, Fusarium sp, Phoma sp, Curvularia lunata, Microdochium oryzae, Pyricularia oryzae, Sarocladium oryzae, Septoria sp, Ustilagonoides virens, Tilletia barclayana. 
  • Bệnh lem lép hạt lúa còn được gây ra bởi vi khuẩn Burkholderia glumae. Vi khuẩn này có khả năng gây ra hiện tượng thối đen trên hạt lúa hoặc tạo ra các vết bệnh trên vỏ hạt. 
  • Nhện gié: Bệnh lem lép hạt lúa có thể phát sinh do sự tác động của loài nhện gié. Chúng thường sinh sống trong bẹ lá lúa, khi mật độ cao. Nhện gié có thể leo lên bông lúa để hút chất dinh dưỡng. Bông lúa bị bệnh hại thường mọc thẳng đứng và hầu hết hạt cũng bị lép. 

ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH VÀ LÂY LAN

Các yếu tố môi trường và kỹ thuật canh tác đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bệnh lem lép hạt lúa. Khi thời tiết mưa nhiều và độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của nấm bệnh. 

  • Sử dụng phân bón không cân đối và quá nhiều phân đạm cũng góp phần gây bệnh lem lép trên lúa.
  • Trên những cánh đồng nhiễm phèn hoặc mặn, các bệnh gạch nâu và đốm nâu phát triển mạnh. Các bệnh này gây hại đến hạt lúa và gây ra tình trạng lem lép.
  • Sự hiện diện của cỏ dại trong ruộng lúa cũng là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của bệnh. 
  • Các loại sâu bệnh như bệnh đạo ôn cổ bông, rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ và bọ xít. Chúng cũng tác động đáng kể đến sự gia tăng của bệnh lem lép hạt.
  • Thời kỳ lúa dễ bị bệnh hại tấn công thường là từ khi lúa trổ bông cho đến khi chín sữa. Đặc biệt trong những tháng có nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, và lượng mưa lớn. 

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA

Biện pháp canh tác

  • Chọn giống lúa sạch bệnh, không bị lem lép và có sức đề kháng tốt với các loại sâu bệnh hại.
  • Lựa chọn thời điểm gieo sạ phù hợp. Để tránh khi cây lúa vào giai đoạn trổ bông không trùng với thời kỳ mưa bão hoặc khô hạn.
  • Chăm sóc và bón phân phù hợp, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho cây phát triển.
  • Loại bỏ cỏ dại trên đồng ruộng. Để các loại nấm hại không còn vật chủ ký sinh gây hại cho cây lúa.

Biện pháp hóa học trừ bệnh lem lép hạt lúa 

  • Xử lý hạt giống trước khi gieo sạ, ngâm hạt giống trong khoảng từ 24 đến 36 giờ. Có thể ngâm cùng các hoạt chất như: Carbendazim, Benomyl nồng độ 3%.
  • Tiến hành phun thuốc BVTV có hiệu quả trong phòng trừ lem lép hạt thời kỳ trước và sau trổ để bảo vệ hạt lúa phát triển tốt.

Để giảm thiểu tác hại của bệnh lem lép hạt lúa, các biện pháp phòng trừ và quản lý phù hợp là điều cần thiết. Sự chọn lựa và sử dụng đúng loại thuốc BVTV có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát và ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Cùng với đó, việc thực hiện quy trình chăm sóc cây trồng đúng cách và định kỳ sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của lúa một cách hiệu quả.

THAM KHẢO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỪ LEM LÉP HẠT LÚA HIỆU QUẢ CỦA DR.XANH

Thuốc trừ bệnh Mancozeb xanh
Thuốc trừ bệnh Mancozeb xanh

Tên sản phẩm: Mancozeb Xanh

Quy cách: 1kg

Đặc điểm sản phẩm:

  • Bám dính tốt.
  • Lưu dẫn sâu
  • Tác dụng phổ rộng
  • Tan cực nhanh, chống rửa trôi

Đối tượng: Bệnh thán thư, nứt thân chảy nhựa, đốm lá, lem lép hạt,…

Xem thêm:

> Giải pháp độc quyền từ Dr.Xanh

  • Địa chỉ: B19 Quốc Lộ 1A, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
  • Email: drxanh.com@gmail.com
  • Điện thoại: 0907.083.094

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *