Bệnh khô cành cà phê, hay còn được gọi là bệnh thán thư cà phê, là bệnh hại xuất phát từ nấm bệnh Colletotrichum Cofeanum, vi khuẩn Pseudomonas Syringae hay do nguyên nhân sinh lý là bệnh Die-back. Bệnh khiến cành cây cà phê khô héo cành lá, quả bị thối đen gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Hãy cùng Dr.Xanh tìm hiểu về loại bệnh hại này và cách phòng trừ hiệu quả qua bài viết sau nhé!
THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH KHÔ CÀNH CÀ PHÊ
Tên bệnh: Bệnh khô cành khô quả
Tên loại nấm hại: Collectotricchum sp.
Tác nhân:
- Vi khuẩn
- Nấm Colletotrichum Cofeanum
- Bệnh sinh lý
Gây hại trên cây: Cà phê
NGUYÊN NHÂN BỆNH KHÔ CÀNH CÀ PHÊ
Bệnh khô cành cà phê do 3 tác nhân chính gây ra:
- Do nấm Colletotrichum Cofeanum Noack – Tên tiếng Anh Coffee Berry Disease (CBD)
- Do vi khuẩn Pseudomonas syringea, P. garcae, Pseudomonas syringae
- Khô cành do sinh lý còn gọi là bệnh Die-back
Ngoài ra, việc các vườn cà phê trồng dày, rậm rạp nhiều cỏ dại và bón thừa phân đạm, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh gây hại cho cây cà phê. Thời tiết nắng nóng kết hợp với những trận mưa lớn kéo dài, là cơ hội phát triển của nấm hại.
ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH BỆNH HẠI
Bào tử nấm Colletotrichum Cofeanum nảy mầm khi tiếp xúc với nước. Chỉ sau 4 giờ, các bào tử nấm sẽ sinh sôi nhanh và xâm nhiễm bệnh cho cây. Loài nấm hại này phát triển mạnh mẽ trong điều kiện nhiệt độ dưới 20 độ C. Chính vì vậy vào các cơn mưa chiều tối thường là thời điểm nảy mầm của bào tử nấm. Dù vậy nhưng khi điều kiện môi trường đủ độ dinh dưỡng trong môi trường xung quanh, bào tử cũng có thể nảy mầm ở nhiệt độ từ 20 – 35 độ C.
Nấm hại sẽ ủ bệnh kéo dài từ 4 – 6 tuần. Mưa và các yếu tố thời tiết, động vật làm cho bào tử nấm lan rộng bệnh sang các vị trí khác trên cây.
Nấm Colletotrichum Cofeanum trên cây cà phê có đặc tính phát triển có liên quan đến nước. Vì vậy bệnh hại khô cành này thường phát triển trong mùa mưa. Bắt đầu phát sinh bệnh hại từ tháng 5 – 6 dương lịch, cao nhất là thời điểm từ tháng 8 – 10. Sau đó nấm sẽ chậm phát triển lại do thời tiết chuyển mùa ít mưa đi.
BIỂU HIỆN BỆNH KHÔ CÀNH CÀ PHÊ
Trên cành
Ban đầu trên cành xuất hiện những đốm nhỏ lõm xuống màu nâu, sau đó lan ra hết chiều dài của đốt thân. Những cành nhỏ đang hóa gỗ là những cành dễ bị nấm bệnh tấn công nhất. Khi mật độ nấm phát triển hơn thì các cành cây lớn cũng bị nhiễm bệnh. Lâu ngày các vết bệnh chuyển sang màu nâu đen, lá rụng sớm và cành khô dần rồi chết.
Trên quả
Bệnh xuất hiện nhiều vào thời điểm trái già. Nấm hại phát triển ở gần cuống quả nơi dễ bị đọng nước và ẩm ướt nhất. Thời điểm đầu xuất hiện bệnh thì chỉ là những đốm nhỏ màu đen, hơi lõm vào phía bên trong. Đến giai đoạn cây bị nhiễm bệnh nặng sẽ có hiện tượng lan rộng ra toàn quả ăn sâu vào trong quả và làm cho quả bị thối đen rồi rụng xuống. Từ đó làm ảnh hưởng đến năng suất của cây cà phê.
Trên lá
Bệnh khô cành trên cây cà phê cũng được coi là bệnh thán thư. Vì những vết bệnh khi xuất hiện trên lá thường có những đốm đen sau đó lan dần rộng khắp lá. Những vết bệnh màu nâu đen xuất hiện và lan rộng dần trên các vòng đồng tâm. Sau một thời gian bệnh hại phát triển mạnh và không được chữa trị, các vết bệnh sẽ liên kết với nhau thành từng mảng khô màu nâu đen giống như bị cháy lá.
HẬU QUẢ BỆNH KHÔ CÀNH CÀ PHÊ
Nếu trồng cà phê lâu năm bà con sẽ nhận thấy giống cà phê chè thường bị bệnh khô cành khô quả nhiều hơn giống cà phê vối. Bệnh khô cành cây cà phê là loại bệnh hại gây hại cho cả trên cành, lá và quả:
Gây héo mòn, mất cành
Cây cà phê khi bị nhiễm bệnh, cành khô héo gây khuyết tán nhiều, mất cành dự trữ. Điều này làm ảnh hưởng đến năng suất vụ sau. Ngoài ra trường hợp nghiêm trọng nếu không phòng trừ kịp thời cành sẽ bị khô trên diện tích lớn. Từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và chết cây diện rộng.
Giảm năng suất nghiêm trọng
Nấm bệnh gây hại làm quả bị thối đen và lớp nhân bên trong cũng mất đi. Khi bệnh hại bắt đầu hoành hành nặng hơn sẽ gây rụng trái ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất của cây trồng. Khả năng làm rụng trái của bệnh có thể lên đến 12%, làm giảm 7% tổng sản lượng.
Theo số liệu thống kê tại DakLak tỉ lệ quả bị bệnh trên cây cao nhất. Trong đó, huyện Đak Mil bị thiệt hại nặng nhất, nhiều diện tích cà phê đang trong thời kỳ kinh doanh ở xã Đức Minh, Đức Mạnh, Đak Sak, Thuận An tỷ lệ quả rụng từ 35 – 40%. Thiệt hại nặng nề trên quả làm hàng nghìn hộ trồng cà phê mất ăn mất ngủ vì nguy cơ mất mùa đang hiện rõ. (Theo báo Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk ngày 17/02/2024)
Giảm sức đề kháng của cây
Cây cà phê khi bị nấm bệnh tấn công sẽ làm lá mất khả năng quang hợp và rụng dần đi. Từ đó khiến cây không đủ điều kiện phát triển tốt. Bệnh hại về lá làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của cây.
Các loại bệnh hại sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình cây trưởng thành, làm cây còi cọc và suy yếu và ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy việc chẩn đoán và điều trị bệnh khô cành kịp thời là rất quan trọng. Nếu nhà vườn thấy những dấu hiệu trên hãy nhanh chóng liên hệ với Dr.Xanh để đội ngũ nhân viên chuyên môn của chúng tôi sẽ tư vấn giải pháp điều trị kịp thời cho quý bà con.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ KHÔ CÀNH CÀ PHÊ
Biện pháp trị bệnh khô cành cà phê
- Sử dụng các chế phẩm sinh học Trichoderma để tiêu diệt nấm bệnh, tăng sức đề kháng cho cây.
- Dùng thuốc hóa học để phòng trị bệnh là một biện pháp cực kỳ quan trọng, đôi khi có tính chất quyết định.
- Sử dụng thuốc đặc trị thán thư, khô cành, khô quả trên cà phê có chứa các hoạt chất sau: Albendazole, Azoxystrobin, Difenoconazole, Carbendazim, Propiconazole, Benomyl + Copperoxychloride…
- Khi phun cần chọn ngày mát trời, lặng gió. Phun tối thiểu 2 lần, cách nhau 7 – 15 ngày, để tăng hiệu quả của thuốc.
- Nên phun phòng vào đầu mùa mưa, đây là thời điểm tốt cho các loại nấm bệnh phát triển không riêng gì bệnh thán thư cà phê.
Biện pháp phòng ngừa bệnh khô cành cà phê
- Không trồng vườn cà phê với mật độ quá dày. Trồng cà phê với mật độ phù hợp tùy theo từng giống.
- Trồng 3 – 3,5mđối với giống cà phê TR4, TR9, 2,8m đối với giống cà phê dây, cà phê xanh lùn.
- Cân đối nước tưới giúp cây ra hoa đậu quả đúng thời vụ.
- Không sử dụng chung, hoặc phải khử trùng công cụ khi chăm sóc cây bệnh và cây khỏe mạnh.
- Cắt tỉa những cành cây bị sâu bệnh, các cành nằm sâu trong tán lá không có khả năng cho trái.
- Chặt bớt cây che bóng trong mùa mưa để vườn cà phê luôn thông thoáng, khô ráo để hạn chế việc nấm bệnh phát sinh và lây lan.
- Bón phân đầy đủ và cân đối giữa đạm, lân và kali.
KẾT LUẬN
Đối với bà con nông dân trồng cà phê thì đây chính là nguồn thu nhập chính của gia đình. Chính vì thế việc đảm bảo năng suất và chất lượng của cà phê là vô cùng quan trọng. Hiểu được sự nghiêm trọng đó mà trong bài viết này Dr.Xanh đã cung cấp cho quý nhà vườn thông tin hữu ích về bệnh khô cành cà phê. Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại nhiều thông tin có giá trị đến quý bà con. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì bà con hãy để lại bình luận hoặc liên hệ để Dr.Xanh tư vấn ngay nhé!
- Địa chỉ: B19 Quốc Lộ 1A, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
- Email: [email protected]
- Fanpage: Dr.Xanh – Bệnh Viện Cây Trồng
- Hotline: 0907.083.094