Nấm bồ hóng là một trong những bệnh hại nguy hiểm trên cây xoài. Bệnh xuất hiện ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng của cây. Do đó, bà con nên có cách ứng phó kịp thời với bệnh này. Hãy cùng Dr.Xanh tìm hiểu ngay về bệnh nấm bồ hóng trên cây trong bài viết dưới đây.
THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH NẤM BỒ HÓNG
- Tên thường gọi: Nấm bồ hóng
- Tác nhân: Capnodium sp.
- Gây hại trên cây: Xoài, thanh long,…
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH NẤM BỒ HÓNG TRÊN XOÀI
- Tác nhân chính gây ra tình trạng bồ hóng ở cây xoài là nấm bệnh Capnodium sp. Nấm này lây nhiễm lên cây qua các vết thương do côn trùng gây ra.
- Ngoài ra, rệp muội và rệp sáp cũng là những tác nhân gây bệnh gián tiếp, vì chúng chích hút và để lại các chất thải, tạo điều kiện cho nấm phát triển mạnh.
- Có những dấu hiệu nhận biết bệnh bồ hóng trên cây xoài như sau:
- Bệnh bồ hóng trên cây xoài phát triển mạnh nhất trong giai đoạn mùa nắng. Khi cây xoài ra hoa và phát triển quả non, chúng tiết ra mật ngọt tự nhiên thu hút nấm bệnh bồ hóng.
- Các tác nhân côn trùng cũng đóng góp vào việc phát triển bệnh bằng cách bài tiết mật ngọt.
TÁC HẠI BỆNH NẤM BỒ HÓNG TRÊN XOÀI
- Bệnh tấn công trên vỏ quả gây mất màu ngay tại vị trí vết bệnh. Trong trường hợp bị nhiễm bệnh nặng, vỏ quả có thể bị xù xì và gây giảm giá trị thương phẩm.
- Bệnh này phát triển thành các mảng đen (gọi là muội đen hoặc khói đèn) trên mặt lá, cành và các búi hoa, quả non.
- Ban đầu, cây xoài sẽ có một số mảng đen nhỏ trên lá. Sau một thời gian, những mảng đen này sẽ lan dần ra toàn bộ lá và phủ lên cả cuống lá.
- Phần cành cũng có biểu hiện tương tự như lá với các mảng đen. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hoa và quả.
- Lá xoài bị nấm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp và ảnh hưởng đến khả năng trao đổi chất.
- Gây rụng hoa và quả non, gây trở ngại cho quá trình quang hợp và hấp thụ nhiệt của cây. Kết quả là quả trở nên xám xanh, không phát triển được hoặc rụng hàng loạt. Bệnh thường xuất hiện đặc biệt trên các vườn ít được chăm sóc.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH NẤM BỒ HÓNG TRÊN XOÀI
Cách phòng ngừa bệnh
- Áp dụng việc bón phân cân đối và hợp lý. Sau khi thu hoạch, thực hiện việc tỉa cành để đảm bảo sự thông thoáng cho cây.
- Trong thời gian mùa nắng, cung cấp nước đều cho cây nhằm giảm lượng mật tự nhiên trên nụ hoa và quả non. Đồng thời, có thể phun nước mạnh lên thân cây thanh long để rửa trôi lớp mật này.
- Tránh trồng cây quá gần nhau, để đảm bảo ánh sáng và tránh sự lây lan bệnh từ các cây khác đang bị nhiễm bệnh bồ hóng.
- Đảm bảo cung cấp đủ lượng phân và tưới nước đủ độ ẩm cho cây.
Cách điều trị bệnh
- Sử dụng thuốc gốc đồng (như Coc 85, Champion) và Chlorothalonil (như Daconil) kết hợp với việc phun thuốc trừ sâu để kiểm soát rệp sáp, rệp bông, và rầy mềm,…
- Pha nước xà phòng và phun đều lên tán cây để làm cho nấm bồ hóng bong ra và trôi đi.
Bệnh nấm bồ hóng làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây. Do đó, bà con nên có biện pháp phòng trừ thích hợp.
Xem thêm:
> Giải pháp độc quyền từ Dr.Xanh
- Địa chỉ: B19 Quốc Lộ 1A, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
- Email: [email protected]
- Điện thoại: 0907.083.094