Mọt đục quả cà phê là một trong những tác nhân gây thiệt hại năng nề cho nhà vườn. Mọt tấn công quả cà phê, khiến cây cho sản lượng lẫn chất lượng hạt cà phê không cao. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị thương mại của mùa vụ. Trong bài viết này, Dr.Xanh sẽ giới thiệu về các biện pháp phòng trừ mọt đục quả, giúp bà con canh tác cà phê hiệu quả.
THÔNG TIN CHUNG CỦA MỌT ĐỤC QUẢ
Tên thường gọi | Mọt đục quả |
Tên khoa học | Hypothenemus hampei |
Lớp | Insecta (Côn trùng) |
Bộ | Coleoptera (Cánh cứng) |
Họ | Curculionidae (Bọ vòi voi) |
Gây hại trên cây trồng | Cà phê |
ĐẶC ĐIỂM CỦA LOÀI MỌT ĐỤC QUẢ CÀ PHÊ
Đặc điểm hình thái
Trong giai đoạn sâu non, mọt đục cà phê có màu trắng không chân, rất nhỏ và cơ thể thường cong theo hình dạng chữ C. Mọt trưởng thành là bọ cánh cứng nhỏ màu đen, có hàm dưới khỏe mạnh, đầu gục về trước.
- Mọt đục quả cà phê cái: Có màu đen bóng, dài từ 1,5 đến 2 mm, có cánh màng và có thể bay.
- Mọt đục quả cà phê đực: có màu nâu đen, không có cánh màng và nhỏ hơn con cái chỉ dài khoảng 1 mm.
Đặc điểm tập tính
Mọt cái có hai giai đoạn ấu trùng, trong khi con đực chỉ có một giai đoạn; mỗi giai đoạn ấu trùng kéo dài từ 10 đến 26 ngày. Vòng đời của mọt cái kéo dài từ 24 đến 45 ngày, tùy thuộc vào thời tiết. Hai ngày sau khi xâm nhập, bọ cánh cứng đẻ từ 35 – 50 trứng, với mỗi con đực đẻ được khoảng 13 con cái.
Mọt đục quả xuất hiện ở cả ba loại cà phê phổ biến là cà phê vối, chè và cà phê mít. Tuy nhiên, loại cây phổ biến nhất là cây cà phê vối. Mọt cũng thường xuyên xuất hiện ở những cây trồng chắn gió như cây cốt khí, cây muồng hoa vàng, kẹo dậu,…
Mọt đục quả lưu truyền quanh năm trên vườn cà phê. Mọt sống trong các quả khô dưới đất và trên cây sau vụ thu hoạch. Côn trùng mới giao phối bên trong hạt giống và sau đó con cái lan ra những cây cà phê khác. Con đực không bao giờ rời khỏi quả.
TÁC HẠI CỦA MỌT ĐỤC QUẢ CÀ PHÊ
Tấn công quả và gây giảm sản lượng nghiêm trọng
Sâu non thường ăn phôi nhũ của hạt. Chúng đục một lỗ nhỏ ở cạnh núm hoặc giữa núm quả để chui vào, đồng thời đục các phôi nhũ ra để đẻ trứng. Khi ấu trùng nở, chúng có thể ăn ngay phôi nhũ hạt để phát triển. Ngoài ra, mọt cà phê còn để lại một số rãnh nhỏ để chúng có thể đẻ trứng vào trong quả.
Thông thường, chúng chỉ tập trung tấn công vào một nhân. Tuy nhiên, nếu số lượng mọt tăng cao thì nhân còn lại cũng sẽ bị phá huỷ. Mọt đục quả thường phát sinh chủ yếu vào giai đoạn cuối vụ thu hoạch. Đó là khi cà phê đã bắt đầu chín già hoặc khô trên cây. Loài côn trùng này rất nhạy cảm với độ ẩm và thường chờ đợi mưa để rời khỏi quả. Các vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất trên cây cà phê là những nơi thiếu ánh sáng mặt trời và có độ ẩm cao.
Một trái cà phê có thể tồn tại nhiều thành trùng và ấu trùng, với số lượng có thể lên đến 90 – 100 con trong một trái. Tình trạng này gây ra hiện tượng rụng trái khi còn non, trái chín ép, hạt lép, và làm giảm phẩm chất hạt. Khi chuyển biến nặng, chúng có thể làm giảm đến 80% năng suất hạt cà phê.
Lây lan nhanh và ảnh hưởng đến quá trình bảo quản sau thu hoạch
Mọt không chỉ gây hại trong giai đoạn trên vườn cà phê mà còn ảnh hưởng đến chất lượng trong quá trình bảo quản sau thu hoạch. Mọt đục quả có khả năng lưu truyền quanh năm. Chúng tồn tại trong quả khô dưới đất và trên cây sau vụ. Mọt tiếp tục lan truyền qua các quả xanh già và quả chín trong thời kỳ mưa.
Việc phòng trừ và xử lý mọt đặc biệt quan trọng ở giai đoạn lưu trữ cà phê sau thu hoạch. Mọt có thể gây hại đến quả khô nếu chúng không được phơi khô và độ ẩm hạt còn cao (>13%).
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ MỌT ĐỤC QUẢ CÀ PHÊ
Biện pháp phòng ngừa
- Thường xuyên thăm vườn để phát hiện một độc quả cà phê càng sớm càng tốt.
- Cân bằng lượng phân bón cho cây cà phê. Tránh bón phân dư đạm hoặc phân hóa học khiến cây suy yếu dễ bị mọt tấn công.
- Tạo độ thông thoáng cho vườn cà phê bằng cách cắt tỉa và tạo tán cho cây.
- Thu gom rác thải, quả rụng, khô và đem ra ngoài vườn đốt để loại bỏ nguồn mọt.
- Thu hoạch quả vào đúng thời điểm và bảo quản hạt cà phê với độ ẩm dưới 13%.
Biện pháp điều trị
- Thu gom những bộ phận của cây cà phê bị mọt tấn công và đem đi tiêu hủy.
- Các hoạt chất có hiệu quả trong việc phòng trừ mọt như: Fenobucarb, Dimethoate, Chlorpyrifos Ethyl,…
- Nếu không tham gia sản xuất cà phê chứng nhận, bà con có thể sử dụng các loại thuốc như Alpha-cypermethrin, Alpha-cypermethrin + Profenofos, Buprofezin + Chlorpyrifos Ethyl, Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin. Ngoài ra, có nhiều loại thuốc khác tương tự.
- Đối với cà phê tham gia sản xuất cà phê chứng nhận UTZ, RA, cần lựa chọn loại thuốc hóa học được phép sử dụng trong các danh mục thuốc được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định hàng năm. Ví dụ, một số thuốc có thể sử dụng bao gồm Buprofezin + Chlorpyrifos Ethyl, Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin, và các thuốc khác được phép theo quy định.
CÁCH TRỊ MỌT ĐỤC QUẢ CÀ PHÊ ĐỘC QUYỀN TỪ DR.XANH
Dr.Xanh mang đến giải pháp độc quyền giúp bà con phòng trị mọt đục trái trên cây cà phê hiệu quả. Phương pháp nhanh, triệt để và đảm bảo an toàn cho cây trồng:
Thành phần chính: Emamectin Benzoate 5.8% w/w
Dạng thuốc: EC (Emulsifiable Concentrate) – dạng nhũ tương đậm đặc (nhũ dầu).
Đối tượng phòng trừ:
- Nhóm côn trùng đục thân, đục trái: Mọt đục trái, sâu đục thân, sâu đục bẹ, sâu đục cành – đục ngọn cây,…
- Nhóm côn trùng miệng chích hút: Rệp vảy nâu, rệp vảy xanh, bọ xít muỗi, rệp sáp, rầy nâu, rầy lưng trắng, bọ trĩ, rầy chổng cánh, rầy bông, nhện đỏ, rầy mềm,…
- Nhóm côn trùng miệng nhai: Sâu cuốn lá, sâu keo, sâu ăn lá, câu cấu,…
Liều phun: Pha 8 -10ml cho bình 16 lít nước. Lượng nước phun: 400-500 lít/ha.
Cơ chế hoạt động: TIẾP XÚC – VỊ ĐỘC – THẤM SÂU – LƯU DẪN MẠNH.
- Hoạt chất Emamectin Benzoate: Phá vỡ dẫn truyền thần kinh của côn trùng và gây tê liệt. Côn trùng sau khi tiếp xúc với hoạt chất Emamectin sẽ ngừng ăn và chết đói.
- Phụ gia nước vàng trà độc quyền: Tăng khả năng bám dính – thấm sâu và lưu dẫn cực mạnh vào sâu – rầy – nhện. Từ đó quản lý tốt côn trùng phổ rộng trên mọi loại cây trồng.
Đặc tính an toàn:
- Độ tái dầu thấp, hạn chết nghẹt bét, stress cây sau khi phun.
- Chống rửa trôi, bay hơi trong điều kiện thời tiết bất lợi.
- Không gây phản ứng phụ.
- Không gây ô nhiễm nguồn nước và đặc tính đất trồng.
KẾT LUẬN
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết về loài mọt đục quả cà phê. Hy vọng có thể giúp ích cho bà con trong việc phòng trừ sâu bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bà con có thể để lại bình luận hoặc liên hệ với Dr.Xanh để được hỗ trợ sớm nhất.
- Địa chỉ: B19 Quốc Lộ 1A, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
- Email: drxanh.com@gmail.com
- Fanpage: Dr.Xanh – Bệnh Viện Cây Trồng
- Điện thoại: 0907.083.094