Bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê là một bệnh hại nguy hiểm đối với cây trồng. Bệnh xâm nhập gây tổn thương cho năng suất và chất lượng của cây cà phê. Nếu không kịp thời ngăn chặn sự tấn công của bệnh có thể làm thiệt hại nặng nề về kinh tế. Bài viết này Dr.Xanh sẽ cung cấp thông tin về bệnh khô cành khô quả trên cây và biện pháp phòng trừ.
THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH KHÔ CÀNH KHÔ QUẢ TRÊN CÀ PHÊ
- Tên thường gọi: Bệnh khô cành khô quả
- Tác nhân: Colletotrichum Cofeanum
- Gây hại trên cây: Cà phê
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH KHÔ CÀNH KHÔ QUẢ TRÊN CÀ PHÊ
- Bệnh khô cành chủ yếu là do nấm Colletotrichum cofeanum gây ra trên cây trồng. Ngoài ra, một số vi khuẩn như Pseudomonas syringae, P. garcae hoặc khô cành sinh lý cũng là nguyên nhân dẫn đến khô cành.
- Bào tử nấm bệnh thường khi tiếp xúc với trong nhiệt độ dưới 20 độ C sẽ nảy mầm. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bào tử nấm nảy sinh trong nhiệt độ từ 20-35 độ C vì đủ dinh dưỡng.
- Thông thường nấm bệnh ủ trong 4 đến 6 tuần. Nấm bệnh khô cành sẽ lây lan trên diện rộng thông qua mưa gió, thời tiết và động vật.
- Nấm bệnh sẽ phát triển khi đầu mùa mưa khoảng tháng 5 đến tháng 6. Mức độ gây hại nặng nhất của nấm bệnh là vào tháng 8 đến tháng 10.
- Đối với những vườn trồng dày và bón thừa phân đạm, cây rậm rạp, nhiều cỏ dại sẽ bị nhiễm bệnh nặng hơn.
NHẬN BIẾT BỆNH
- Bệnh này gây hại cho quả, cành và lá của cây cà phê. Thường thì cây cà phê chè bị nhiễm bệnh này nhiều hơn cây cà phê vối.
- Ban đầu, những vết nhỏ màu vàng nâu hoặc nâu xuất hiện trên quả, cành và lá, và sau đó lan rộng ra xung quanh. Những vết bệnh này sẽ lõm xuống dần và chuyển thành màu nâu sẫm. Cành, lá và quả bị nhiễm bệnh sẽ khô héo và chuyển sang màu đen, sau đó rụng.
- Trên cây cà phê vối, bệnh thường gây ra sự thối đen ở đầu quả và gây rụng quả non. Bệnh cũng có thể xuất hiện tại cuống quả hoặc vị trí tiếp xúc giữa hai quả liền kề, đây là những nơi mà nước có thể đọng lại.
- Đối với cành cây, bệnh thường bắt đầu từ vị trí đốt cành.
TÁC HẠI BỆNH KHÔ QUẢ KHÔ CÀNH TRÊN CÀ PHÊ
- Cây nhiễm bệnh khô quả khô cành sẽ làm cho cuống quả bị khô. Trong trường hợp điều kiện thuận lợi, vết bệnh sẽ phát triển rộng dần. Từ đó, làm quả rụng nhanh chóng, ảnh hưởng đến năng suất của cây cà phê.
- Bệnh xâm nhập vào cành cà phê làm cho lá bị khô, cành rụng và dần chết đi.
- Lá cây cà phê bị nhiễm bệnh sẽ có các đốm bệnh. Những đốm này khi liên kết lại với nhau sẽ cản trở chức năng quang hợp của lá. Khi cây không quang hợp sẽ làm sinh trưởng kém, sức khỏe cây trồng bị suy giảm.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH KHÔ QUẢ KHÔ CÀNH TRÊN CÀ PHÊ
Biện pháp phòng ngừa
- Chọn giống cà phê có khả năng sinh trưởng cao, sức đề kháng tốt với bệnh hại.
- Trồng cà phê với mật độ vừa phải, không nên trồng dày để đảm bảo sự thoáng khí.
- Hạn chế tối đa tình trạng bón dư đạm để tránh cây rậm rạp, bệnh hại dễ xâm nhập.
- Vệ sinh vườn sạch sẽ, loại bỏ cỏ dại và cắt tỉa cành thường xuyên, nhất là trong mùa mưa.
- Thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện sự tấn công của bệnh và đưa ra hướng xử lý.
Biện pháp điều trị
- Cắt tỉa những cành cà phê có dấu hiệu của bệnh và mang đi tiêu hủy.
- Phun thuốc BVTV chứa hoạt chất như Propineb, Chlorothalonil,…
Nếu bà con còn thắc mắc nào về các loại bệnh hại có thể liên hệ ngay Dr.Xanh để được tư vấn ngay.
Xem thêm:
> Giải pháp độc quyền từ Dr.Xanh
- Địa chỉ: B19 Quốc Lộ 1A, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
- Email: [email protected]
- Điện thoại: 0907.083.094