Lúa nước là một trong những cây trồng chủ lực của nước ta, mang đến giá trị kinh tế ổn định cho bà con nông dân. Tuy nhiên, khi canh tác lúa nước bà con cần ứng phó với các loại bệnh hại nguy hiểm gây hại trên cây, trong đó có bệnh đạo ôn. Mức độ gây hại của bệnh để lại trên lúa rất nặng nề, với tốc độ lây lan cực kỳ nhanh chóng. Vậy nên việc bảo vệ cây khỏi bệnh đạo ôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người trồng lúa.
Trong bài viết này, Dr.Xanh sẽ giới thiệu đến bà con về nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trừ bệnh hiệu quả.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH ĐẠO ÔN
Bệnh là do nấm Pyricularia sp. gây ra trên cây lúa nước.
ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH VÀ LÂY LAN
- Thời tiết bất lợi là yếu tố giúp các bào tử nấm bệnh xâm nhập và gây hại đến cây trồng. Bệnh phát sinh trong nhiệt độ giao động từ 20-30 độ C, chênh lệch biên độ giữa ngày và đêm cao.
- Bên cạnh đó, khi độ ẩm không khí cao từ 80%, cây trong tình trạng ngập úng cũng dễ phát sinh bệnh. Đặc biệt, cây lúa sinh trưởng trong thời tiết âm u, sương mù và mưa phùn kéo dài cũng dễ nhiễm bệnh.
- Mất cân bằng dinh dưỡng cũng có thể làm cây lúa dễ mắc bệnh. Trong quá trình sinh trưởng của cây cần cung cấp đủ dưỡng chất. Tuy nhiên, việc bón phân cho cây trồng cần đảm bảo cân đối giữa các thành phần với hàm lượng vừa phải. Bà con thường lạm dụng phân đạm bón cho cây. Thế nhưng việc này sẽ làm giảm sức đề kháng tự nhiên và cây khó hấp thụ các chất dinh dưỡng khác như Kali, Photpho, Sắt, Kẽm, Silic, Magie,… Đây sẽ là những yếu tố làm đạo ôn phát sinh và gây hại cho cây lúa.
- Đất trồng là môi trường sinh trưởng, đóng vai trò quyết định đến sự sinh trưởng của cây lúa. Do đó, nếu bà con trồng cây trên đất có nguy cơ dẫn đến bệnh đạo ôn sẽ rất nguy hại. Một số môi trường đất dễ gây nhiễm bệnh như mới khai hoang, giữ nước kém, đất khô hạn, thoát nước kém, đất phèn, kim loại nặng, pH quá cao,…
- Ngoài ra, sử dụng giống cây trồng đã nhiễm bệnh cũng có thể dẫn đến bệnh hại trên cây.
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH ĐẠO ÔN
Đạo ôn gây hại trên trên cây lúa thường biểu hiện trên lá, thân, cổ bông, gié và hạt.
Biểu hiện trên lá
- Ban đầu, vết bệnh xuất hiện với chấm nhỏ li ti như đầu mũi kim màu xanh xám. Về sau vết bệnh chuyển sang màu nâu. Đối với các giống mẫn cảm, vết bệnh sẽ trông to hơn, với hình thù đặc trưng là hình thoi.
- Xung quanh vết bệnh có màu nâu đậm, đôi khi là màu vàng nhạt, ở giữa màu xám trắng.
- Khi bệnh phát sinh nặng, các vết bệnh liên kết lại với nhau tạo nên các hình thù vô định. Trường hợp nặng hơn nữa, bà con có thể thấy lá bị cháy khô và trụi.
Biểu hiện trên đốt thân, cổ bông
- Màu vết bệnh ban đầu tương tự như trên lá. Về sau chuyển sang màu nâu đậm. Nếu gặp độ ẩm không khí cao, sẽ thấy xuất hiện một lớp nấm mốc xanh xám trên vết bệnh.
- Trong thời tiết khô, vết bệnh sẽ nhăn lại, có thể dẫn đến gãy gập. Từ đó, có thể làm lúa bị lép lửng gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất.
Trên hạt
- Khi bệnh tấn công hạt sẽ thấy đốm hình tròn với viền nâu, tâm màu xám.
- Hạt nhiễm bệnh sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm hạt bị lép.
CÁCH PHÒNG TRỪ BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA
Biện pháp phòng ngừa bệnh đạo ôn hại lúa
- Bà con khi canh tác lúa nên chọn giống khỏe, ít bị nhiễm bệnh và sức chống chịu tốt.
- Đốt và loại bỏ tàn dư thực vật, vệ sinh đồng trước khi trồng lẫn sau khi thu hoạch.
- Bón phân cân đối cho cây lúa, hạn chế bón thừa đạm dễ dẫn đến các bệnh hại.
- Giữ nước cho ruộng ở mức vừa phải, tránh ngập úng.
- Cấy lúa với mật độ thích hợp, không nên trồng quá dày để cây đủ ánh sáng, quang hợp tốt.
- Thường xuyên thăm đồng để sớm phát hiện dịch hại và đưa ra biện pháp kiểm soát.
Biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa
- Khi ruộng lúa nhiễm bệnh, bà con không nên để ruộng trong tình trạng khô hạn.
- Phun thuốc ngay khi dịch bệnh vừa bùng và kết hợp ngưng bón đạm cho cây lúa.
- Bà con có thể bảo vệ cây bằng cách phun các loại hoạt chất như Tricyclazole, Propiconazole,…
Bệnh đạo ôn là một trong những mối nguy hiểm nặng nề đối với cây lúa mà bà con nông dân khi canh tác cần đề phòng. Tuy nhiên, nếu bà con tuân thủ các biện pháp canh tác có thể giúp bà con bảo vệ cây trồng.
THAM KHẢO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH HIỆU QUẢ CỦA DR.XANH
Tên sản phẩm: Mancozeb xanh
Phân loại: Thuốc trừ bệnh
Công dụng: Phòng trừ nấm bệnh
Xem thêm:
> Giải pháp độc quyền từ Dr.Xanh
- Địa chỉ: B19 Quốc Lộ 1A, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
- Email: [email protected]
- Điện thoại: 0907.083.094