Bệnh cháy lá cà phê được xem là một trong top đầu các bệnh hại phổ biến, gây tổn thương cho cây cà phê ở nhiều giai đoạn khác nhau. Bệnh khiến lá cây khô héo, chuyển nâu đen, phá hủy chất diệp lục trên lá làm cây khó quang hợp. Từ đó dẫn đến hiện tượng cây suy yếu, sinh trưởng kém, ảnh hưởng đến chất lượng cà phê và năng suất mùa vụ của bà con.
Để nhà vườn nắm rõ thông tin bệnh cháy lá cà phê và áp dụng biện pháp chăm sóc hiệu quả. Bài viết này Dr.Xanh sẽ giúp bà con nông dân biết cách ứng phó với tình trạng khẩn cấp này, từ đó bảo vệ sản lượng cà phê tối ưu hơn.
THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH CHÁY LÁ CÀ PHÊ
- Tên bệnh: Bệnh cháy lá cà phê
- Tên khoa học: Pestalotia funereal
- Gây hại trên cây trồng: Cà phê, sầu riêng, mận, bưởi…
- Tác nhân bệnh hại: Nấm Rhizoctonia solani
NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BỆNH CHÁY LÁ CÀ PHÊ
Mất cân bằng dinh dưỡng
Một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh cháy lá cà phê là do cây mất cân đối dinh dưỡng. Đó là khi nhà vườn cung cấp thừa chất dinh dưỡng cho cây hoặc ít hơn so với nhu cầu của cây. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng cây phát triển không ổn định, lá cây yếu ớt và rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
Nhiệt độ và độ ẩm không phù hợp
Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không phù hợp làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Đặc biệt là khi môi trường thay đổi thất thường khiến cây bị suy yếu, dễ bị tổn thương hơn. Cụ thể, cây cà phê dễ bị mắc bệnh cháy lá khi nhiệt độ và độ ẩm tăng hoặc giảm quá nhanh và liên tục.
Tác động của vi khuẩn và nấm
Nấm Rhizoctonia solani là một trong các tác nhân chính làm cà phê bị cháy lá. Nấm sinh trưởng và tạo nhiều hạch nấm ở điều kiện nhiệt độ lý tưởng là tầm 28 độ C. Ở mức nhiệt độ này, nấm có thể lây lan mạnh mẽ nếu có những tác nhân phù hợp như: Gió, nước, côn trùng gây hại hay công cụ làm vườn. Ngoài ra, từ 35 độ C, nấm bắt đầu suy yếu dần và ngừng phát triển ở 100 độ C.
Điều kiện để vi khuẩn nấm tác động mạnh mẽ nhất lên cây cà phê là vào giai đoạn mùa mưa. Các sợi nấm bắt đầu mọc trên bề mặt các vết bệnh và lan nhanh sang các lá bên cạnh. Trong điều kiện tương tự như vậy, đôi khi các hạch nấm cũng được sinh đôi và gây hại đến lá cành cây cà phê.
Vườn cà phê kém thông thoáng
Mật độ cây quá dày dẫn đến thiếu gió, gây khô cằn hoặc ẩm mốc. Từ đó tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển. Song song đó nguồn nước và dụng cụ không đủ an toàn khiến vi khuẩn bệnh lây truyền từ cây bị nhiễm bệnh sang các cây khác.
TRIỆU CHỨNG KHI CÂY CÀ PHÊ BỊ CHÁY LÁ
Khi bệnh dần phát triển, vết nâu hình thành ở hai bìa lá, từ chóp lá sau đó lan xuống phiến lá. Hơn một nửa diện tích bề mặt sẽ bị cháy thành màu nâu đen. Chất diệp lục trong cây sẽ bị phá hủy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình quang hợp. Từ đó dẫn đến việc cây bị thiếu sức sống, còi cọc và chậm phát triển.
Bệnh cháy lá trên cây cà phê thường xuất hiện trên lá già và lá non. Bắt đầu xuất hiện bệnh, bà con có thể nhận thấy trên lá có những đốm nhỏ, sũng nước liên kết lại thành mảng dạng nhũn nước hay phỏng nước sôi. Sau đó những đốm này dần khô biến thành màu nâu sáng.
Mặt khác, khi bệnh phát sinh do Nấm Rhizoctonia solani gây hại chủ yếu từng cụm trên vườn rồi lan rộng ra. Các sợi nấm mọc lan, và hình thành hạch nấm màu nâu dạng tròn và dẹp nhỏ. Sau đó chúng kết dính các lá bị bệnh lại với nhau nhưng không rụng lá. Nhưng đặc biệt chúng làm biến dạng lá, làm lá quắn lại. Tệ hơn, chúng gây bệnh trên thân non, làm khô héo phần ngọn phía trên thành màu trắng xám.
HẬU QUẢ BỆNH CHÁY LÁ CÀ PHÊ
Khi lá cà phê bị nhiễm bệnh cháy lá, sẽ rụng sớm. Nếu nghiêm trọng hơn cả tán cây bị trụi lá và giảm khả năng quang hợp. Từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình ra hoa kết quả, gây thiệt hại về năng suất.
Trong giai đoạn phát triển cây, bệnh cháy lá là bệnh hại nghiêm trọng trên lá và cả cây con. Đặc biệt, theo các chuyên gia, loại bệnh này thường khó phát hiện trong giai đoạn hình thành bệnh. Đến khi bà con nhận ra thì lá cà phê đã có hiện tượng cháy nâu cả rồi. Chính vì thế mà trong vườn ươm, bệnh cháy lá được xem là bệnh hại quan trọng, hao tổn đến 40 – 50% đến sản lượng đậu trái, xuất hạt.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH CHÁY LÁ CÀ PHÊ HIỆU QUẢ
Cách trị bệnh cháy lá cà phê
- Tạo cách biệt khoảng cách giữa cây nhiễm bệnh và cây lành để tránh lây lan.
- Phun thuốc đặc trị hoặc tiêm thuốc vào cây theo định kỳ và chỉ dẫn của chuyên gia để trị bệnh.
- Cắt bỏ cành, lá bệnh trong vườn để giảm mật số mầm bệnh. Cành, lá cà phê là nơi nấm đa ký chủ nên cần giảm cỏ trong vườn sẽ giúp hạn chế bệnh tốt hơn.
Cách ngừa bệnh cháy lá
- Cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây bằng cách sử dụng phân bón hữu cơ hoặc phân bón chứa các nguyên tố vi lượng cần thiết. Biện pháp này sẽ giúp cây cà phê phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
- Tránh tình trạng tưới quá nhiều hoặc thiếu nước. Đảm bảo rằng cây được cung cấp đủ nước và ánh sáng. Lời khuyên cho nhà vườn nên kiểm tra độ ẩm đất và điều chỉnh thời gian tưới nước phù hợp.
- Trường hợp bệnh cháy lá cây cà phê không được kiểm soát hoặc lan rộng. Bà con nên tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia canh tác hoặc nhà nghiên cứu để có những biện pháp điều trị hiệu quả.
- Nhà vườn nên có biện pháp phòng ngừa bệnh cháy lá trong các vụ trồng cây cà phê tương lai. Điều này bao gồm việc cải thiện quản lý dinh dưỡng, độ ẩm và nhiệt độ được cân đối, và lựa chọn giống cây phù hợp.
- Các vườn ươm có mật độ cây vừa phải không được tưới thừa nước.
- Không đổ bóng quá lớn để che mát cho cây ươm nhằm tránh sự lây lan bệnh do tác nhân gió, không khí.
KẾT LUẬN
Bệnh cháy lá cà phê là loại bệnh hại cần có biện pháp phòng chống hiệu quả. Rất mong bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho nhà vườn trong việc bảo vệ cây trồng. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì bà con hãy để lại bình luận và liên hệ để Dr.Xanh tư vấn ngay nhé!
- Địa chỉ: B19 Quốc Lộ 1A, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
- Email: [email protected]
- Fanpage: Dr.Xanh – Bệnh Viện Cây Trồng
- Hotline: 0907.083.094