Cỏ dại là loài cây có sức sinh trưởng mạnh, dễ lây lan và gây hại cho vườn. Chúng tranh chất dinh dưỡng trong đất, là nơi trú ngụ của nhiều loại sâu bệnh gây hại. Chính vì thế, nhiều bà con mong muốn tìm được cách diệt cỏ dại tận gốc để đảm bảo vườn cây trồng phát triển khỏe mạnh. Hãy cùng Dr.Xanh tham khảo 14 cách diệt cỏ dại hiệu quả trong bài viết này nhé!
NGUYÊN NHÂN XUẤT HIỆN CỎ DẠI
Cỏ dại phát triển từ những hạt giống do chim, sóc, các loại côn trùng hay thậm chí là theo gió đưa đến sân vườn. Trong điều kiện ánh sáng và tưới tiêu thuận lợi, hạt sẽ nảy mầm.
Thêm vào đó, đất vườn chứa sẵn hạt giống cỏ dại hoặc các loại phân bón hữu cơ từ chất thải động vật ăn cỏ cũng có thể là tác nhân hình thành cỏ dại trong vườn nhà bạn.
KHI NÀO NÊN DIỆT CỎ DẠI TẬN GỐC TRONG VƯỜN?
Cỏ dại có tốc độ trưởng thành và lây lan rất nhanh do cấu trúc rễ khỏe mạnh của chúng. Trung bình mỗi cây cỏ có thể trải dài hàng trăm hạt giống trên luống vườn, tùy vào từng loại. Do đó, sẽ càng khó khăn hơn trong việc tiêu diệt cỏ dại tận gốc nếu bạn để cỏ trưởng thành.
Thời điểm tốt nhất để trừ cỏ dại là vào thời điểm đầu mùa sinh trưởng của chúng. Thậm chí, bạn nên phòng ngừa cỏ dại trước khi xuất hiện hạt giống. Trong trường hợp cỏ dại đã nảy nầm thì nên xử lý chúng bất cứ khi nào bạn nhìn thấy.
Công tác quản lý và phòng ngừa cỏ dại là một trong những nỗi đau đầu của bà con nhà vườn. Vì nếu để cỏ phát triển, chúng sẽ mang lại những ảnh hưởng tiêu cực đến sân vườn như:
- Cỏ dại cạnh tranh chất dinh dưỡng và ánh sáng với các loại cây trồng. Từ việc bộ rễ của chúng hút chất dinh dưỡng, đến tán cành của chúng phủ khắp mặt đất.
- Cỏ dại là nơi trú ngụ lý tưởng của các loại sâu bệnh hại.
- Việc phòng trừ cỏ dại khiến nhà vườn hao tốn thời gian và chi phí canh tác.
CÁCH DIỆT CỎ DẠI TẠI NHÀ KHÔNG CẦN THUỐC
Sử dụng cồn
Hãy thử dùng hỗn hợp 1 – 5 muỗng cồn vào 4 chén nước, phun lên cỏ. Với cách này, cỏ dại sẽ rất nhanh chết. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bà con nên cẩn thận không phun cồn lên các loại cây khác để tránh ảnh hưởng luôn cả cây trồng nhé.
Sử dụng giấm
Nhà vườn có thể dùng giấm nguyên chất để phun trực tiếp vào khu vực tập trung cỏ dại. Trong giấm ăn có axit axetic giúp ngăn chặn sự phát triển của chúng. Đồng thời, đây là dung dịch lành tính không làm hại đến thành phần đất.
Sau một thời gian ngắn, bạn có thể thấy cỏ dại héo úa dần và hạn chế hiện tượng cỏ mới mọc lên.
Sử dụng nước sôi
Nhiệt độ quá nóng của nước sôi có thể khiến cỏ dại ngừng sinh trưởng. Bà con có thể đổ trực tiếp nước sôi lên đám cỏ dại trong vườn. Hãy sử dụng nước sôi không dùng đến sau khi nấu luộc thực phẩm để tiết kiệm nước. Bà con đợi một vài ngày sau sẽ thấy đám cỏ ấy lụi tàn.
Đây là một cách làm khá đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên, điểm bất lợi là sẽ hao tổn nước và chi phí khi nấu nước sôi. Đồng thời, nước sôi có nguy cơ gây bỏng. Bà con cần phải thật cẩn thận khi thực hiện cách diệt cỏ dại tận gốc bằng nước sôi.
Sử dụng muối ăn
Một cách diệt cỏ dại an toàn khác đó là sử dụng muối ăn. Đây là loại nguyên liệu rẻ tiền, thân thiện với môi trường mà nhà nào cũng có. Nhà vườn có thể pha nước muối theo tỷ lệ: 3: 1 (3 phần muối: 1 phần nước). Sau đó tưới lên cỏ dại.
Nước muối có tác dụng phá vỡ sự cân bằng nước bên trong các tế bào của cỏ, khiến cỏ bị mất nước và héo mòn dần. Cách này được sự dụng như một chất diệt cỏ không gây hại cho cây trồng khác, có thể sử dụng trên vườn quy mô nhỏ.
Trong trường hợp không thấy hiệu quả, bà con hãy gia tăng thêm lượng muối trong hỗn hợp. Điều quan trọng hãy đảm bảo rằng loại muối đang sử dụng là Natri Clorua, không phải Magie Sulfat, muối mỏ hay muối biển nhé.
Sử dụng bột nở (baking soda)
Cách làm này cũng tương tự như muối, bà con chỉ việc đổi thành baking soda. Và thay vì pha với nước, bà con hãy rắc trực tiếp bột nở lên cỏ dại. Với lượng bột vừa đủ sẽ làm cỏ lụi đi.
Cách làm này áp dụng hiệu quả nhất khi cỏ dại phát triển mạnh vào mùa xuân và mùa hè. Dù vậy khi làm, bà con lưu ý không rắc bột nở lên cây trồng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cây.
Sử dụng bột Gluten ngô
Một cách để phòng ngừa cỏ dại tốt đó là sử dụng bột Gluten ngô. Nhà vườn rắc bột ngột trên khắp mặt đất. Bột có khả năng cung cấp chất đạm cho đất vườn, ngăn chặn sự nảy mầm của cỏ dại. Tuy nhiên, nên nhớ rằng cách này chỉ có thể áp dụng khi vườn chưa có cỏ dại. Mục đích là để ngăn không cho chúng nảy mầm.
Sử dụng máy cắt cỏ
Máy cắt cỏ là thiết bị làm vườn phổ biến hiện nay, phù hợp với nhiều mô hình nhà vườn. Theo đó, bà con dùng thiết bị để cắt đứt phần thân trên mặt đất. Phương pháp này có thể mang lại hiệu quả thẩm mỹ ngay lập tức. Đồng thời khiến không gian vườn thoáng đãng hơn, hạn chế môi trường thuận lợi để sâu hại và nấm bệnh phát triển.
Mặc khác, sử dụng máy cắt cỏ không phải là phương án tối ưu vì không thực sự diệt trừ cỏ dại tận gốc. Bộ rễ của chúng vẫn tiếp tục phát triển. Chúng sẽ sống lại và tiếp tục cạnh tranh với cây.
Do đó, nếu bà con sử dụng máy cắt để trừ khử cỏ dại thì cần phải kết hợp thêm một vài biện pháp khác mới có thể tiêu diệt tận gốc.
Nhổ diệt cỏ dại tận gốc
Việc nhổ cỏ có thể mang lại hiệu quả khá cao khi bà con dùng sức nhổ được cả bộ rễ cỏ. Đây là phương thức truyền thống được áp dụng phổ biến khi canh tác. Bà con nên canh lúc đất ẩm để việc nhổ tận gốc cỏ dễ dàng hơn.
Dù vậy nhưng phương pháp này tốn nhiều công sức và thời gian để thực hiện. Hơn nữa, nó chỉ thích hợp để dùng cho các vườn có diện tích nhỏ. Đấy còn chưa kể đến việc bà con sẽ gặp nhiều khó khăn khi nhổ các thân cỏ chưa trưởng thành.
Ngăn cỏ tiếp xúc với ánh nắng
Cỏ cân ánh sáng mặt trời để quang hợp và sinh trưởng. Do đó việc ngăn cản cỏ tiếp xúc với ánh nắng sẽ khiến cỏ chết đi mà không phải tốn nhiều công sức.
Bà con có thể áp dụng một cách như sau:
- Sử dụng giấy báo cũ trải trên đám cỏ dại. Có thể thấm ướt chúng với một ít nước để làm giảm trọng lượng tờ báo. Hoặc phủ thêm một lớp mùn cưa lên mặt báo, để mùn cưa phân hủy cùng với báo, bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho đất.
- Sử dụng lưới chống cỏ. Lưới chống cỏ có thể giúp ngăn cỏ dại tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, duy trì độ ẩm của đất,…
Trồng kín vào không gian trống
Cỏ dại tận dụng không gian trống giữa các cây trồng để nảy mầm và phát triển. Do đó, tùy vào loại cây trồng, bà con có thể cân nhắc trồng mật độ dày, phủ kín đất. Cỏ dại sẽ không có điều kiện để xâm lấn.
Diệt cỏ dại bằng phân bón Ure và Kali
Phân bón thường là sản phẩm cung cấp dưỡng chất cho đất. Vì vậy nhiều người cho rằng sự dụng phân bón sẽ kích thích cho rễ cỏ dại phát triển mạnh hơn. Thế nhưng, thực chất nhà vườn có thể tận dụng phân Ure và Kali để diệt cỏ dại.
Hòa tan phân Ure và phân Kali vào nước theo tỷ lệ 1:1:10. Kết quả thu về một dung dịch phân bón dạng lỏng. Nhà vườn dùng bình phun để phun hỗn hợp này lên khu vực cỏ cần diệt. Cỏ sẽ chết do bị “ngộ độc” hữu cơ nhờ tỷ lệ hòa trộn đậm đặc.
Ngoài ra, phân thấm vào đất, cũng giúp cây tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu hạn tốt và ít bị đổ ngã.
Làm khay trồng cách ly trồng cây với cỏ dại trong vườn
Một cách khác để ngăn chặn cỏ dại lây lan đó là thiết kế các khay trồng cây riêng biệt. Việc này cũng giống như xây dựng các rào cản để bảo vệ khu vực đất của cây trồng. Cỏ dại sẽ không thể vượt qua các khay để tranh dinh dưỡng trong đất.
Mặt khác, nếu cỏ dại mọc trong khay, nhà vườn cũng có thể nhận ra nhanh chóng và trừ khử dễ dàng hơn.
THUỐC DIỆT CỎ MẠNH NHẤT – GIẢI PHÁP ĐỘC QUYỀN DR.XANH
Đây là một cách diệt cỏ dại tận gốc hiệu quả mà phần lớn nhà vườn đều áp dụng. Thuốc hóa học tác động trực tiếp lên cỏ dại, khiến cỏ chết nhanh và đồng loạt. Phương pháp này có thể áp dụng lên nhiều loại hình canh tác, với nhiều diện tích vườn khác nhau.
Thành phần chính: Glufosinate Ammonium 200g/l
Dạng thuốc: SL (Soluble Liquid)
Đối tượng phòng trừ: Cỏ chác lác, cỏ bờ, cỏ đuôi phụng, cỏ bãi khai hoang,…
Liều phun: 225 – 250ml/bình 25 lít
Cơ chế hoạt động:
- Cơ chế tiếp xúc: Chỉ hiệu quả khi tiếp xúc với cỏ. Không gây hại đến hệ rễ, môi trường đất và mạch nước ngầm.
- Cơ chế ức chế Enzyme Glutamine Synthetase (GS): Tích tụ ammonium trong cây cỏ, gây ra sự suy giảm Glutamine và các Amino Acid khác khiến cỏ không thể tổng hợp Protein và trao đổi chất thuận lợi.
- Hiệu quả cháy cỏ trong 48 giờ.
Hệ phụ gia nước đỏ chuyên sâu:
- Gia tăng hiệu lực quản lý cỏ phổ rộng gấp 3 lần so với dòng thuốc cỏ không có phụ gia.
- Đặc trị các loại cỏ khó trị nhất hiện nay. Chẳng hạn như: cỏ chác, lác, cỏ bờ, cỏ bãi khai hoang,…
- Tăng khả năng bám dính, loang trải và lưu dẫn vào thân cỏ. Cỏ chết tận gốc ngay cả trong mùa mưa.
KẾT LUẬN
Cỏ dại là vấn đề khiến bà con đau đầu vì hiện trạng tái đi tái lại. Bài viết trên đã mang đến cách diệt cỏ dại tận gốc hiệu quả. Mong rằng sẽ giúp ích cho bà con trong công tác quản lý cỏ dại. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bà con hãy để lại bình luận và liên hệ với Dr.Xanh để được hỗ trợ sớm nhất!
- Địa chỉ: B19 Quốc Lộ 1A, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
- Email: [email protected]
- Fanpage: Dr.Xanh – Bệnh Viện Cây Trồng
- Điện thoại: 0907.083.094