Bọ xít sầu riêng là một trong những loài côn trùng gây hại đáng chú ý đối với cây sầu riêng. Chúng tập trung vào việc chích hút nước cây và lan truyền bệnh tật. Từ đó gây ra những tác động tiêu cực đáng kể đến sự sinh trưởng và phát triển của cây nếu không có biện pháp phòng trị hợp lý và kịp thời.
Vậy bọ xít là loại sâu hại gì? Bọ xít gây hại trên cây sầu riêng như thế nào? Hãy cùng Dr.Xanh tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
THÔNG TIN CHUNG VỀ LOÀI BỌ XÍT SẦU RIÊNG
Tên thường gọi | Bọ xít, bọ xít muỗi |
Tên khoa học | Helopeltis sp |
Lớp | Insecta |
Bộ | Hemiptera (Cánh nửa) |
Họ | Miridae (Bọ xít mù) |
Gây hại trên cây trồng | Sầu riêng, cam, quýt, bưởi, các loại cây có múi,… |
ĐẶC ĐIỂM CỦA BỌ XÍT HẠI SẦU RIÊNG
Đặc điểm hình thái
- Khi mới nở, chúng có bộ lông màu vàng tươi sáng và cơ thể phủ đầy những sợi lông mảnh.
- Bọ xít có thân mình thon dài và bộ râu dài, trên lương có tùy nhỏ các loài sẽ có các màu sắc khác nhau.
- Ở tuổi 2, 3, 4, và 5, chúng chuyển sang màu xanh và vàng. Có loài sẽ màu đen, xen lẫn màu đỏ.
- Ở độ tuổi 5, chúng có chiều dài cơ thể khoảng từ 4,3 – 5 mm.
Tập tính
- Bọ xít sầu riêng có chu kỳ sống kéo dài từ 27 – 45 ngày, phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ và môi trường sống mà chúng đang tồn tại.
- Bọ xít cái thường đẻ khoảng 50 – 60 trứng. Trứng có màu trắng, nhỏ và thường nằm rời rạc hoặc thành chùm 2 – 4 trứng trên gân lá, cành, trái non.
- Ấu trùng trải qua 4 lần lột xác với thời gian từ 10 – 16 ngày.
- Bọ xít thường hoạt động mạnh vào buổi sáng trước 9 giờ và chiều sau 4 giờ, với nhiệt độ từ 25 – 28 độ C, ẩm độ trên 90% là nhiệt độ mà ấu trùng hoạt động gây hại mạnh.
Cách thức gây hại:
Bọ xít gây hại trên cây bằng cách dùng kim chích. Do trong nước bọt của bọ xít có chất độc, nó chích vào các phần như lá, bông, trái non làm biến dạng, khô bông, rụng trái.
Bọ xít muỗi có thể sống và gây hại quanh năm. Đặc biệt là vào mùa mưa và nhất là khi cây ra lá, đọt, hoa, trái non, bọ sẽ xuất hiện nhiều, gây hại và có thể lan rộng toàn vườn.
TÁC HẠI CỦA BỌ XÍT MUỖI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
Chích hút nước trên cây sầu riêng
Bọ xít sống bằng cách chích hút nước cây sầu riêng, làm suy giảm lượng nước và dưỡng chất cung cấp cho cây. Điều này khiến cây khô cằn và chậm phát triển.
Vết chích có độc tạo nên đốm đen (kích thước to nhỏ tùy bọ non hay bọ trưởng thành), khiến lá biến dạng, cong queo. Bông bị chích trở nên khô, rụng. Bọ xít chích quả sầu để lại vết sẹo, lõm làm trái mất giá.
Truyền bệnh cho cây sầu riêng
Vết chích không những gây hại trực tiếp lên trái, lá, bông, mà còn là mầm mống tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập tàn phá cây. Các loại vi khuẩn, nấm và virus gây bệnh cho cây sầu riêng khó mà phát hiện. Điều này gây thiệt hại nặng nên đến năng suất và chất lượng quả của bà con nhà vườn.
Giảm sản lượng quả sầu riêng
Bọ xít thường tấn công hoa và quả của cây sầu riêng. Việc chúng gây hại cho những bộ phận này có thể dẫn đến giảm sản lượng quả hoặc thậm chí làm hỏng quả.
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỌ XÍT SẦU RIÊNG
Cách phòng ngừa bọ xít hại sầu riêng
- Tổ chức quá trình tỉa cành và tạo tán sau mỗi vụ thu hoạch.
- Dọn sạch cỏ dại trong và quanh vườn.
- Trồng cây với mật độ vừa phải, không trồng quá dày.
- Không trồng những cây là ký chủ phụ của bọ xít muỗi trong vườn.
- Quan sát vườn đều đặn để phát hiện sớm sự xuất hiện của bọ xít sầu riêng.
- Bón phân cân đối. Chú ý tặng lượng phân kali và lân, đồng thời tránh lạm dụng phân bón.
- Phun thuốc khi cây vừa ra lá non, chồi mới, khi phát hiện trái non có nhiều dấu cắn li ti. Nên lựa chọn chế nấm xanh hoặc những loại thuốc ít độc với thiên dịch để phun cho cây.
Cách trị bọ xít muỗi chích sầu riêng
- Loại bỏ bụi rậm, thu gom và tiêu hủy các bộ phận gây hại trên cây.
- Bảo vệ và duy trì các loài thiên địch như: Kiến đen, kiến vàng, bọ ngựa, và nhện lớn nhằm kiểm soát sự phát triển của bọ xít muỗi.
- Khi phát hiện, thực hiện phun thuốc là biện pháp khẩn cấp để kiểm soát tình hình.
- Sau thu hoạch nên cắt bỏ những cành bị hư, nhiễm bệnh để tránh lây lan.
- Hun khói xua đuổi bọ xít vào sáng sớm hay chiều mát.
- Nên phun thuốc luân phiên: Vào sáng sớm tầm 6 – 7 giờ hay chiều mát sau 14 – 15 giờ.
CÁCH TRỊ BỌ XÍT MUỖI CHÍCH SẦU RIÊNG ĐỘC QUYỀN TỪ DR.XANH
Dr.Xanh mang đến giải pháp độc quyền giúp bà con phòng trị bọ xít muỗi hại sầu riêng hiệu quả. Phương pháp nhanh, triệt để và đảm bảo an toàn cho cây trồng:
Thành phần chính: Emamectin Benzoate 5.8% w/w
Dạng thuốc: EC (Emulsifiable Concentrate) – dạng nhũ tương đậm đặc (nhũ dầu).
Đối tượng phòng trừ:
- Nhóm côn trùng miệng chích hút: Bọ xít muỗi, rệp sáp, rầy nâu, rầy lưng trắng, bọ trĩ, rầy chổng cánh, rầy bông, nhện đỏ, rầy mềm,…
- Nhóm côn trùng miệng nhai: Sâu ăn bông, sâu, cuốn lá, sâu keo, sâu ăn lá, câu cấu,…
- Nhóm côn trùng đục thân, đục trái: Sâu đục thân, sâu đục bẹ, sâu đục cành – đục ngọn cây, mọt đục trái,…
Liều phun: Pha 8 -10ml cho bình 16 lít nước. Lượng nước phun: 400-500 lít/ha.
Cơ chế hoạt động: TIẾP XÚC – VỊ ĐỘC – THẤM SÂU – LƯU DẪN MẠNH.
- Hoạt chất Emamectin Benzoate: Phá vỡ dẫn truyền thần kinh của côn trùng và gây tê liệt. Côn trùng sau khi tiếp xúc với hoạt chất Emamectin sẽ ngừng ăn và chết đói.
- Phụ gia nước vàng trà độc quyền: Tăng khả năng bám dính – thấm sâu và lưu dẫn cực mạnh vào sâu – rầy – nhện. Từ đó quản lý tốt côn trùng phổ rộng trên mọi loại cây trồng.
Đặc tính an toàn:
- Độ tái dầu thấp, hạn chết nghẹt bét, stress cây sau khi phun.
- Chống rửa trôi, bay hơi trong điều kiện thời tiết bất lợi.
- Không gây phản ứng phụ và không ảnh hưởng vật liệu phun.
- Không gây ô nhiễm nguồn nước và không ảnh hưởng đến đặc tính đất trồng.
KẾT LUẬN
Việc quản lý và kiểm soát bọ xít sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và năng suất của cây. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bà con nông dân hiểu thêm về tác hại cũng như cách phòng trị bọ xít để có một vụ mùa bội thu. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bà con có thể để lại bình luận hoặc liên hệ với Dr.Xanh để được hỗ trợ ngay nhé!
- Địa chỉ: B19 Quốc Lộ 1A, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
- Email: drxanh.com@gmail.com
- Fanpage: Dr.Xanh – Bệnh Viện Cây Trồng
- Hotline: 0907.083.094