BỌ XÍT MUỖI HẠI TIÊU – TÁC HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

 

Bọ xít muỗi là loài côn trùng được biết đến là gây hại chủ yếu trên cây công nghiệp như điều và ca cao ở Việt Nam. Tuy nhiên, với sự biến đổi của khí hậu, sự đa dạng của cây trồng và chu kỳ mùa vụ. Bọ xít muỗi hiện nay cũng đã mở rộng phạm vi tấn công, ảnh hưởng đến những cây trồng khác như: hồ tiêu, chè, xoài, mãng cầu, cây có múi… Điều này gây không ít khó khăn cho sự sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế mùa vụ.

Để đảm bảo được năng suất, giá trị kinh tế của vườn cây. Việc hiểu rõ về chúng để triển khai các biện pháp phòng trừ hiệu quả là rất quan trọng. Mời bà con cùng theo dõi bài viết dưới đây với sự hướng dẫn của Dr.Xanh để có thêm kiến thức hữu ích.

THÔNG TIN CHUNG BỌ XÍT MUỖI HẠI TIÊU 

Tên thường gọiBọ xít muỗi
Tên khoa họcHelopeltis theivora
Lớp Insecta (Côn trùng)
BộHemiptera (Cánh nửa)
HọMiridae
Gây hại trên cây trồngHồ tiêu, điều, bơ,…

ĐẶC ĐIỂM CỦA BỌ XÍT MUỖI HẠI TIÊU 

Đặc điểm hình thái

  • Bọ xít muỗi trưởng thành có cơ thể thon dài khoảng từ 6,5 đến 8,5 mm, có gai nhọn phía giữa ngực, chân dài và mỏng manh như chân muỗi.
  • Trứng có màu trắng, dài khoảng 1mm. Trứng được đẻ rải rác hoặc thành cụm trên thân, cuống lá non, hoặc các bộ phận đang phát triển khác của cây. Trứng nở sau một tuần.

Tập tính

  • Vòng đời bọ xít muỗi từ từ 27 – 42 ngày tuỳ điều kiện thời tiết.
  • Con cái có thể đẻ 30 – 50 trứng trong thời gian sống.
  • Bọ xít muỗi thích hợp với nhiệt độ từ 25 – 28 độ C, ẩm độ trên 90%, tiết trời mát, âm u, nóng ẩm. 
  • Bọ xít muỗi có thể sống và gây hại quanh năm.Tuy nhiên vào mùa mưa và nhất là khi cây ra lá, đọt, hoa, trái non bọ sẽ xuất hiện nhiều và gây hại nặng.
  • Ấu trùng có hình thái trông giống thành trùng, di chuyển rất nhanh. Chúng thường cư trú trong những cây, bụi rậm xung quanh vườn, chích hút đọt non, lá non hoặc các bộ phận đang phát triển khác của cây. Ấu trùng trải qua 5 tuổi với tổng thời gian là 10 – 16 ngày.
Bọ xít muỗi hại tiêu
Hình thái của bọ xít muỗi

TÁC HẠI CỦA BỌ XÍT MUỖI HẠI TIÊU 

Khi gây hại bọ xít muỗi dùng kim để đâm vào các mô thực vật non như lá, hoa, bông, trái non để hút dịch. Trong dịch nước bọt chúng có chứa các chất độc hại, tạo ra các vết chích có đốm đen (kích thước phụ thuộc vào loài bọ, có thể là đốm lớn hoặc nhỏ). Những vết chích này gây biến dạng lá, làm cong queo, khiến bông khô và rụng. 

Trên trái tiêu, những vết chích tạo ra các vết sẹo và lõm. Qua đó làm giảm giá trị thương phẩm của trái, gây thiệt hại kinh tế lớn cho bà con nông dân.

Ngoài việc tạo ra thiệt hại trực tiếp, vết chích còn làm tăng khả năng xâm nhập của nấm bệnh. Hậu quả gây nên thiệt hại nặng hơn cho sức khỏe của cây và hao tổn chi phí canh tác.

Bọ xít muỗi hại tiêu
Tác hại gây ra của bọ xít muỗi

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ GIẢI PHÁP TRỊ BỆNH

Biện pháp phòng ngừa

  • Sau thu hoạch, cần cắt bỏ và tiêu hủy các cành vô hiệu, cành sâu bệnh.
  • Thực hiện việc dọn sạch cỏ dại bên trong và xung quanh vườn cây.
  • Trong quá trình trồng, duy trì mật độ cây vừa phải, tránh trồng cây quá dày.
  • Sử dụng phân bón cân đối, tăng lượng phân kali và lân để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây.
  • Sử dụng hút khói để xua đuổi bọ xít vào buổi sáng hoặc buổi chiều mát.
  • Theo dõi kiểm tra phường định kỳ để kịp thời phát hiện và tiêu diệt chúng 

Biện pháp phòng trừ

Bà con nên phun vào lúc sáng sớm hay chiều tối với thuốc trừ sâu có hoạt chất Permethrin. Khi mật độ bọ xít muỗi cao, bà con nên kết hợp thêm một số loại thuốc có hoạt chất: Abamectin, Emamectin benzoate, Thiamethoxam để diệt trừ tốt nhất.

Hãy thường xuyên xử lý vào các thời điểm quan trọng như khi cây đang ra lá non chuẩn bị ra hoa, khi chồi hoa mới nhú, và khi trái còn non. Mỗi đợt phun nên thực hiện 1-2 lần, giữa các lần phun cách nhau khoảng 7 – 10 ngày để đảm bảo hiệu quả tốt.

bọ xít muỗi hại tiêu

CÁCH TRỊ BỌ XÍT MUỖI HẠI TIÊU ĐỘC QUYỀN TỪ DR.XANH

Dr.Xanh mang đến giải pháp độc quyền giúp bà con phòng trị bọ xít muỗi trên cây tiêu hiệu quả. Phương pháp nhanh, triệt để và đảm bảo an toàn cho cây trồng:

Thuốc Trừ Sâu KILLEX

Thuốc trừ sâu KILLEX - Dr.Xanh
Thuốc trừ sâu KILLEX – Dr.Xanh tiêu diệt hơn 200 loài côn trùng gây hại trên cây trồng

THÔNG TIN VỀ THUỐC TRỪ SÂU – KILLEX 500ML:

Thành phần chính: Emamectin Benzoate 5.8% w/w

Dạng thuốc: EC (Emulsifiable Concentrate) – dạng nhũ tương đậm đặc (nhũ dầu).

Đối tượng phòng trừ: 

  • Nhóm côn trùng miệng chích hút: Bọ xít muỗi, rệp vảy xanh, rệp sáp, rầy nâu, rầy lưng trắng, bọ trĩ, rầy chổng cánh, rầy bông, nhện đỏ, rầy mềm,…
  • Nhóm côn trùng đục thân, đục trái: Sâu đục thân, sâu đục bẹ, sâu đục cành – đục ngọn cây, mọt đục trái,…
  • Nhóm côn trùng miệng nhai: Sâu cuốn lá, sâu keo, sâu ăn lá, câu cấu,…

Liều phun: Pha 8 -10ml cho bình 16 lít nước. Lượng nước phun: 400-500 lít/ha.

Cơ chế hoạt động: TIẾP XÚC – VỊ ĐỘC – THẤM SÂU – LƯU DẪN MẠNH.

  • Hoạt chất Emamectin Benzoate: Phá vỡ dẫn truyền thần kinh của côn trùng và gây tê liệt. Côn trùng sau khi tiếp xúc với hoạt chất Emamectin sẽ ngừng ăn và chết đói.
  • Phụ gia nước vàng trà độc quyền: Tăng khả năng bám dính – thấm sâu và lưu dẫn cực mạnh vào sâu – rầy – nhện. Từ đó quản lý tốt côn trùng phổ rộng trên mọi loại cây trồng.

Đặc tính an toàn:

  • Độ tái dầu thấp, hạn chết nghẹt bét, stress cây sau khi phun.
  • Chống rửa trôi, bay hơi trong điều kiện thời tiết bất lợi.
  • Không gây phản ứng phụ.
  • Không gây ô nhiễm nguồn nước và đặc tính đất trồng.

Thuốc trừ sâu KILLEX - Dr.Xanh
Ảnh thực tế thuốc trừ sâu KILLEX diệt hơn 200 loài côn trùng gây hại

KẾT LUẬN

Bọ xít muỗi có thể gây hại nghiêm trọng cho cây hồ tiêu nếu không được kiểm soát kịp thời. Để bảo vệ cây khỏi sự tấn công của chúng, bà con nông dân nên áp dụng những biện pháp phòng trừ hợp lý. Hy vọng bài viết đã mang đến thông tin hữu ích. Nếu bà con còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với Dr.Xanh để được tư vấn thêm!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *