BỌ XÍT HẠI NHÃN

Bọ xít hại nhãn

Khi canh tác nhãn, bà con phải đối phó với các loại sâu bệnh hại tấn công cây, trong đó phải kể đến bọ xít. Bọ xít tấn công gây thiệt hại nặng nề về năng suất lẫn khả năng sinh trưởng của cây. Trong bài viết dưới đây, Dr.Xanh sẽ giới thiệu về đặc tính gây hại và các biện pháp phòng trừ bọ xít hiệu quả.

THÔNG TIN CHUNG CỦA BỌ XÍT

  • Tên thường gọi: Bọ xít, bọ xít nhãn
  • Tên khoa học: Tessaratoma papillosa
  • Gây hại trên cây trồng: Nhãn, vải,…

ĐẶC ĐIỂM CỦA LOÀI BỌ XÍT HẠI NHÃN

  • Trứng: Có hình dạng cầu, bề mặt mịn, và có kích thước khá lớn đường kính khoảng 2,3-2,7mm. Ban đầu, khi mới đẻ, trứng có màu xanh nõn chuối hoặc xanh ngọc, sau đó chuyển dần sang màu xanh vàng đục. Cuối cùng, rồi tiếp tục chuyển sang màu vàng nâu. Gần khi nở, màu sắc của trứng trở thành màu xám nâu.
  • Ấu trùng: Có 5 giai đoạn phát triển, và khi mới nở, cơ thể của chúng có hình dạng bầu dục và có màu đỏ tươi. Tuy nhiên, chỉ sau vài giờ, màu sắc của ấu trùng chuyển dần sang màu tím xám. Từ giai đoạn thứ 2 trở đi, ấu trùng có màu đỏ nâu với viền cơ thể màu đen. Khi đạt tuổi 5, ấu trùng có chiều dài khoảng 18-20mm. Trên cơ thể phủ một lớp bột sáp dày hơn, làm cho màu sắc của cơ thể trở thành màu xám mốc.
  • Con trưởng thành: Có kích thước khá lớn, chiều dài 25-28mm, chiều ngang 13-18mm và có hình dạng lục giác. Con cái có kích thước lớn hơn so với con đực. Khi mới trưởng thành, cơ thể của bọ xít nhãn có màu nâu đất. Mặt bụng của chúng được phủ bởi một lớp bột sáp dày màu trắng như vôi. Sau một thời gian, màu sắc chuyển dần sang màu nâu vàng nhạt. Lớp bột sáp trên mặt bụng cũng mỏng đi và bong lở nhiều chỗ, để lộ lớp vỏ cơ thể màu nâu.
  • Ngoài những đặc điểm trên, loài bọ xít nhãn còn phát ra một mùi hôi đặc trưng rất khó chịu. Chất bài tiết của chúng có thể gây phỏng da nếu tiếp xúc trực tiếp. Con cái đẻ trứng thành từng hàng (một hoặc vài hàng nằm cạnh nhau) trên lá hoặc đọt non.
Đặc điểm của bọ xít nhãn
Đặc điểm của bọ xít nhãn

BIỂU HIỆN TRÊN CÂY

  • Bọ xít nhãn gây hại bằng cách con trưởng thành và đặc biệt là con ấu trùng. Chúng tập trung chích hút nhựa từ những bộ phận non của cây nhãn như đọt lá non, cuống hoa và trái non. 
  • Tùy vào mật số của bọ xít có mức độ cao hay thấp, các chùm hoa nhãn có thể bị khô và rụng từng phần hoặc khô và rụng hoàn toàn. 
  • Trái non cũng bị khô và rụng, gây ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến năng suất trái của cây nhãn. 

TÁC HẠI CỦA BỌ XÍT HẠI NHÃN

  • Bọ xít có mức độ sinh trưởng cao và trong thời gian ngắn. Mỗi con cái có thể đẻ hàng trăm trứng và chúng có chu kỳ sống lên tới 300 ngày. Do đó, nếu không có biện pháp ngăn chặn có thể bị chúng tấn công trên diện rộng.
  • Thực tế sản xuất ở các tỉnh phía Nam đã cho thấy rằng, nếu mật số bọ xít cao, có thể gây thất thu lên đến 80-90% năng suất trái. Các chùm trái trở nên khẳng khiu, trơ trụi, chỉ còn lại một số ít trái nhỏ là biểu hiện điển hình của các vườn nhãn bị loài bọ xít này gây hại nặng.
Bọ xít hại nhãn
Bọ xít gây hại trên bông

BIỆN PHÁP PHÒNG BỌ XÍT HẠI NHÃN

Biện pháp phòng ngừa

  • Bà con nên chú ý đến mật độ canh tác, tránh trồng cây nhãn quá dày. 
  • Thường xuyên cắt tỉa các cành già, cành khuất tán không có khả năng cho trái.
  • Nên cho cây tập trung ra hoa, tránh để hoa lai rai nhằm hạn chế nguồn thức ăn của bọ xít.
  • Bảo vệ các loài thiên địch tự nhiên của bọ xít trong vườn. Các loài ong ký sinh như Anastatus affjaponicus, Ooencyrtus fongi,… Ngoài ra, các loài nấm ký sinh như Beauveria  bassiana, Mermis spp,… cũng có thể bảo vệ cây.

Biện pháp điều trị

  • Khi bọ xít tấn công lên cây có thể dùng các biện pháp thủ công thể bắt chúng và loại bỏ.
  • Nếu mật độ bọ tăng cao, bà con nên dùng thuốc BVTV chứa các hoạt chất như Cypermethrin,…

Bà con có thể xem thêm giải pháp khi canh tác cho cây trồng tại Dr.Xanh.

Xem thêm:

> Giải pháp độc quyền từ Dr.Xanh

  • Địa chỉ: B19 Quốc Lộ 1A, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
  • Email: [email protected]
  • Điện thoại: 0907.083.094

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *