BỆNH THỐI TRÁI MÍT

bệnh thối trái mít_dr.xanh

Bệnh thối trái là bệnh thường gặp khi canh tác các loại cây trồng, trong đó có cây mít. Bệnh gây thiệt hại đến năng suất và ảnh hưởng đến chất lượng trái. Hãy cùng Dr.Xanh tìm hiểu ngay về bệnh thối trái trên cây trong bài viết dưới đây.

THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH THỐI TRÁI 

  • Tên thường gọi: Bệnh thối trái 
  • Tác nhân: Rhizopus nigricans
  • Gây hại trên cây: Mít

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THỐI TRÁI MÍT

  • Bệnh thối trái mít non được gây ra bởi nấm Rhizopus nigricans. Rhizopus là một loại nấm hoại sinh phổ biến trong cây trồng. Thường được tìm thấy trong nhiều loại hợp chất hữu cơ, trái cây và rau củ.
  • Bệnh thối trái mít phát triển mạnh trong môi trường có thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều. Đồng thời, nếu vườn cây mít có mật độ quá cao, cây mít mọc dày đặc và đất bị ướt đọng nước, thì nấm Rhizopus sẽ tăng trưởng và lan rộng gây hại trên diện rộng.

NHẬN BIẾT BỆNH

  • Trong những ngày nắng nóng và mưa lớn, khi vườn cây mít đang phát triển mạnh, trái mít non có thể bị xuất hiện các đốm nâu đen, ướt và mềm. 
  • Sau đó, những vết bệnh này sẽ được phủ bởi một lớp mỏng bào tử dạng bột màu đen, kèm theo sự hiện diện của khuẩn ty màu trắng. Lớp nấm đen này dần bao phủ toàn bộ trái mít, khiến trái mít dần trở nên đen và khô trên cây.
  • Bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên trái mít và gây hại nặng nhất khi trái mít đang ở giai đoạn non. Đồng thời, bệnh có khả năng lan truyền nhanh chóng từ trái mít này sang trái mít khác.

TÁC HẠI BỆNH THỐI TRÁI MÍT

  • Nấm Rhizopus gây hại chủ yếu cho hoa và trái non của cây mít, gây ra tình trạng hư hỏng, thối và khô trái mít ngay trên cây. Điều này ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của trái mít sau này.
  • Trong một số trường hợp, nấm bệnh có thể tấn công cả những trái mít đã lớn, tạo ra những vết nấm đen lớn và lan rộng, xâm nhập sâu vào bên trong trái mít. Dẫn đến tình trạng mít bị thối nhũn. 
  • Khi trái nhiễm bệnh, trái mít không còn giá trị tiêu thụ và gây ảnh hưởng đến mặt kinh tế của nông dân.
benh-thoi-trai-mit
Bệnh xuất hiện đốm đen

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI TRÁI MÍT

Biện pháp phòng ngừa

  • Đều đặn kiểm tra vườn mít để phát hiện các dấu hiệu bệnh. Kể cả trên trái mít non và trái mít đã phát triển, nhằm phát hiện kịp thời.
  • Khi phát hiện trái mít bị nấm tấn công và có dấu hiệu đen và thối, cần cắt bỏ và tiêu hủy trái mít đó.
  • Thường xuyên tỉa cành và tán cây mít để tránh việc vườn quá rậm rạp, không thông thoáng. Tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm bệnh.
  • Lựa chọn loại đất trồng có khả năng thoát nước tốt, tránh tình trạng đọng nước và đất ẩm trong thời gian dài.
  • Bổ sung phân bón phù hợp cho cây mít, giúp cây mít khỏe mạnh và kháng lại các loại nấm bệnh gây hại.

Biện pháp điều trị

Một số loại thuốc BVTV chuyên phòng trừ thối trái mít mà bà con có thể giúp bảo vệ trái. Các hoạt chất được khuyên dùng như Mancozeb, Metalaxyl,…

Thối trái là một bệnh hại nguy hiểm, gây hại nặng nề cho bà con nông dân. Tuy nhiên bà con vẫn có thể phòng trừ bệnh bằng các biện pháp trên. Chúc bà con canh tác tốt!

Xem thêm:

> Giải pháp độc quyền từ Dr.Xanh

  • Địa chỉ: B19 Quốc Lộ 1A, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
  • Email: [email protected]
  • Điện thoại: 0907.083.094

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *