Bệnh thối trái khóm là một trong những loại bên người nông dân hay gặp phải vào giai đoạn thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều. Đây cũng là điều kiện phát triển cho các loại sâu bệnh hại. Nếu không khắc phục kịp thời, bệnh thối trái khóm sẽ làm giảm chất lượng và nông sản. Bà con cùng Dr.Xanh tìm hiều về một số đặc điểm, dấu hiệu và một số cách phòng trị cho loại bệnh này nhé.
Bệnh thối trái khóm và nguyên nhân:
- Do nấm Thielaviopsis paradoxa gây ra. Nấm xâm nhiễm qua các vết bầm, vết cắt ở trái khi thu hoạch hay chuyên chở
- Từ vết cắt ở cuống trái hay chồi va chạm nhau.
- Nhiệt độ thích hợp cho nấm bệnh phát triển là 15 – 22 độ C và môi trường có độ ẩm cao.
- Nguồn bệnh có thể tồn đọng 6 tháng qua các mùa vụ khác nhau.
- Do lượng phân đạm dược bón nhiều cũng gây ra bệnh nên tăng cường phân bón hữu cơ
- Bệnh thối trái khóm gây hại nặng tại các vùng trũng, đất phèn.
- Dễ phát bệnh vào tháng 11 và phát triển mạnh vào tháng 3
Bệnh thối trái khóm và các dấu hiệu nhận biết của:
- Nấm xâm nhập vào trái trong giai đoạn trái mới hình thành qua nhị hoa
- Khi trái trưởng thành nấm sẽ xâm nhập qua cái vết dập, vết cắt khi thu hoạch.
- Các mắt khóm có màu nâu hay màu rỉ sét, xung quanh phần vết bị cứng.
- Trái khóm bị bệnh thường bị thối nâu và lan xuống từ vùng cuống trái, trái khóm bị làm nứt ra, thịt khóm bị thối nhũn, dần chuyền sang vết đen.
- Khóm chảy nước có mùi hôi chua và thấy có tơ nấm trắng phát triển trên vết bệnh.
Bệnh thối trái khóm và các biện pháp phòng trừ:
Biện pháp canh tác phòng trừ:
- Tiêu hủy các cây, rễ bị nhiễm bệnh. Nên trồng chồi sạch bệnh, giống kháng bệnh cao.
- Xử lý chồi trước khi trồng bằng thuốc gốc đồng Copper Zinc,…
- Cải thiện xử lí hệ thống thoát nước
- Không bón thừa phân Đạm hay phun chất kích thích khi có dấu hiệu của bệnh
- Tăng cường bón phân hữu cơ, vun xới tạo độ tơi xốp cho đất.
- Luân canh các loại cây khác nhau qua các mùa vụ.
- Sát trùng các dụng cụ khi thu hoạch
- Tránh vun gốc hoặc làm cỏ trong mùa mưa làm văng các bào tử nấm, bệnh lên cây.
- Trồng các cây chồi thân có tính kháng bệnh cao hơn so với chồi cuống.
Biện pháp hóa học phòng trừ:
- Sau thu hoạch, trái không nên để thành đống lớn, nên sắp xếp và vận chuyển nhẹ nhàng.
- Khi vận chuyển dứa đi xa, trong thời gian dài từ 2 – 3 ngày. Cần nhúng trái vào dung dịch Benomyl trong 5 tiếng tính từ lúc hái (400gram thuốc/100 lít nước)
- Để phòng ngừa nấm bệnh gây hại trên dứa, bà con nên sử dụng bộ sản phẩm của Agrimyl 72WP và Lực sỹ kiến càng.
Xem thêm:
> Giải pháp độc quyền từ Dr.Xanh
- Địa chỉ: B19 Quốc Lộ 1A, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
- Email: drxanh.com@gmail.com
- Điện thoại: 0907.083.094