BỆNH NẤM HỒNG CÂY TIÊU – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ TỐT NHẤT

Bệnh nấm hồng cây tiêu - Dr.Xanh

Bệnh nấm hồng trên cây tiêu là một trong những nguy cơ lớn mà các nông dân trồng tiêu cần chú ý. Vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mà còn làm giảm sản lượng tiêu thu hoạch. Để giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra, bà con cần hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh. Hãy cùng Dr.Xanh tìm hiểu về bệnh hại cây tiêu này nhé!

THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH NẤM HỒNG CÂY TIÊU

Tên thường gọiBệnh nấm hồng, bệnh mốc hồng, bệnh phấn hồng
Tên khoa họcCorticium Salmonicolo
Lớp Basidiomycetes (Nấm đảm)
BộPolyporales (Nấm lỗ)
HọCorticiaceae
Gây hại trên cây trồngHồ tiêu, điều, bơ,…

NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH NẤM HỒNG CÂY TIÊU

Bệnh nấm hồng hay còn gọi là bệnh mốc hồng là do nấm Corticium Salmonicolor gây hại. Điều kiện thời tiết có thể thuận lợi cho sự phát triển của nấm này là mưa kéo dài trong các tháng 9, 10, 11. Sau những trận mưa lớn khiến đất ẩm ướt, nhiệt độ khoảng 28 – 30°C và độ ẩm không khí > 85%. Đây là môi trường lý tưởng để nấm phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là trong các vườn tiêu âm.

Ngoài ra, những vườn tiêu trồng lâu năm bằng choái sống không được trồng cây choái vào mùa mưa. Vườn tiêu không được chăm sóc kỹ lưỡng, đất thiếu phân Lân và Kali, không có phân hữu cơ thì thường bị bệnh lây lan rất nhiều nấm hồng.

Khác với các loại bệnh khác mà nấm xâm nhập và gây hại ngay tại vị trí gần cây, bệnh nấm hồng trên cây tiêu thường tiềm ẩn ở một nơi và chờ đợi thời cơ để tái phát và tấn công cây tiêu. Do đó, việc nắm vững kiến thức và cảnh giác về bệnh là rất quan trọng để có thể tiêu diệt nó một cách hiệu quả nhất.

BIỂU HIỆN GÂY HẠI CỦA BỆNH NẤM HỒNG CÂY TIÊU

  • Lúc mới bệnh thân và cành tiêu xuất hiện nhiều bào tử nấm nhỏ, màu sáng trắng. Sau đó chuyển sang màu hồng nhạt, rồi chuyển sang màu hồng.
  • Nấm hồng làm khô nứt lớp vỏ của dây tiêu, làm cho các mạch dẫn nhựa của dây bị hủy hoại, dẫn đến hậu quả dây tiêu khô dần và chết.
bệnh nấm hồng cây tiêu - dr.xanh
Biểu hiện của bênh nấm hồng cây tiêu

HẬU QUẢ

Bệnh nấm hồng là mối đe dọa lớn đối với cây tiêu. Chúng bám lên thân cây, đoạt chất dinh dưỡng khiến cành và cây héo mòn dần, lá héo úa và rụng. Từ đó kéo theo hệ lụy cây tiêu cho sản phẩm kém chất lượng.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể lan rộng và gây chết hàng loạt cây tiêu. Điều này gây thiệt hại nặng nề cho năng suất và kinh tế của nhà vườn. Do đó, việc kiểm soát và phòng trị bệnh nấm hồng là rất quan trọng để bảo vệ cây tiêu và nguồn thu nhập của người nông dân.

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH NẤM HỒNG CÂY TIÊU

Biện pháp phòng ngừa

  • Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh nấm hồng và theo dõi sự phát triển của cây tiêu.
  • Luôn duy trì vườn thông thoáng bằng cách cắt tỉa cành và lá già yếu.
  • Duy trì vệ sinh vườn, loại bỏ rác và cỏ, giữ cho vườn luôn sạch sẽ và khô ráo.
  • Mật độ trồng cây cần được kiểm soát để tránh trồng quá dày.
  • Tạo luồng chảy nước trong vườn để tránh sự ứ đọng nước, hạn chế sự phát triển của nấm hồng.
  • Lưu ý vườn tiêu trồng bằng tiêu sống hoặc choái sống cần phải cắt cành vào đầu mùa mưa và giữa mùa mưa.
  • Sử dụng phân bón với liều lượng hợp lý, đầy đủ. Đặc biệt là phân bón hoai mục giúp cây kháng bệnh tốt.

Biện pháp trừ bệnh nấm hồng

  • Khi phát hiện cây bị nhiễm bệnh nấm hồng, cần nhổ bỏ chúng. Không nên trồng ngay cây mới vào vị trí đó và thay vào đó hãy đợi một thời gian để loại bỏ mầm bệnh trong đất trước khi trồng lại.
  • Xử lý bằng các thuốc bảo vệ thực vật có chứa các hoạt chất: Hexaconazole, Validamycin,…
  • Sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc các loại thuốc có tinh chất đồng (nano đồng) phun phòng lên cây hoặc khi cây mới có dấu hiệu phát sinh bệnh.
  • Phun thuốc phòng 1 tháng 1 lần trong suốt mùa mưa.

Giải pháp độc quyền từ Dr.Xanh

bệnh nấm hồng cây tiêu

Bênh nấm hồng có thể gây hại nghiêm trọng cho cây hồ tiêu nếu không được kiểm soát kịp thời. Để bảo vệ cây khỏi sự tấn công của chúng. Bà con nên áp dụng những biện pháp phòng trừ hợp lý. Hy vọng bài viết đã mang đến thông tin hữu ích. Nếu bà con còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với Dr.Xanh để được tư vấn thêm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *