Bệnh đốm lá trên ớt là một trong những bệnh hại thường gặp trên cây trồng này. Cây ớt nhiễm bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển. Từ đó, năng suất và chất lượng nông sản cũng giảm suất đáng kể. Hãy cùng Dr.Xanh tìm hiểu ngay về bệnh đốm lá trên cây trồng này và biện pháp phòng trừ qua bài viết dưới đây.
THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH ĐỐM LÁ
- Tên thường gọi: Bệnh đốm lá
- Tác nhân: Nấm Cercospora capsici
- Gây hại trên cây: Ớt,…
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN ỚT
- Bệnh đốm lá trên cây trồng thường có nguyên nhân chính là do nấm Cercospora capsici.
- Bệnh thường xuất hiện vào thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ cao, độ ẩm khoảng 77% đến 85%.
- Bệnh đốm lá sẽ lây nhiễm cực kỳ nhanh trong điều kiện đất ẩm, trời nhiều sương mù.
- Bệnh thường xâm nhập vào cây thông qua những vết thương hở hoặc vết cắn côn trùng. Bệnh lây lan rất nhanh và phát tán nhờ côn trùng, gió và nước mưa, nước tưới.
NHẬN BIẾT BỆNH
- Bệnh ban đầu sẽ biểu hiện bằng các đốm tròn màu nâu xung quanh và xám ở giữa.
- Về sau các đốm to dần, rồi chuyển sang màu vàng nhạt với kích thước khoảng 1,5 đến 3cm.
- Hình dạng vết bệnh đốm lá như hình mắt ếch với vầng tối và vầng sáng màu vàng. Các vết bệnh thường sẽ dày đặc hơn và liên kết lại với nhau gây tổn thương lá.
- Khi cây ớt nhiễm bệnh nặng, lá sẽ chuyển dần sang màu vàng và bắt đầu rụng.
TÁC HẠI BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN ỚT
- Bệnh đốm lá gây ra hiện tượng lá khô, rụng hàng loạt, làm cây sinh trưởng kém.
- Cây nhiễm bệnh có thể dẫn đến trái ớt bị hư, rụng và giảm số lượng trái khi thu hoạch.
- Nấm bệnh lây lan rất nhanh, nên khi có một cây nhiễm bệnh có thể lây lan sang cây khác. Nếu bà con không có biện pháp phòng trừ kịp thời có thể ảnh hưởng đến năng suất vườn ớt. Từ đó, làm bà con nông dân đang canh tác ớt bị thiệt hại kinh tế.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN ỚT
Biện pháp phòng ngừa
- Không nên trồng liên tục các mùa vụ cây họ cà ớt trong nhiều năm.
- Nên luân canh với các loại cây trồng khác.
- Bà con nên tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục, phân giàu kali và lân để cây khỏe.
- Nên tiêu hủy tàn dư thực vật sau khi thu hoạch. Làm đất và xử lý mầm bệnh để giảm nguy cơ nhiễm bệnh đốm lá và các bệnh hại khác.
- Nên tưới nước vào buổi sáng để lá ớt nhanh khô và hạn chế thời gian ẩm lá.
Biện pháp điều trị
- Ngắt bỏ lá bệnh để để hạn chế lây lan sang cây khác trong vườn.
- Phun các loại thuốc BVTV chứa các hoạt chất như Mancozeb,… để bảo vệ cây ớt.
Bệnh đốm lá là một bệnh hại nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây. Bà con hãy có biện pháp phòng trừ để bảo vệ cây trồng.
Xem thêm:
> Giải pháp độc quyền từ Dr.Xanh
- Địa chỉ: B19 Quốc Lộ 1A, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
- Email: [email protected]
- Điện thoại: 0907.083.094