Bệnh đốm lá bí đao là một bệnh hại gây ảnh hưởng rất nhiều trên cây trồng. Bệnh gây hại làm ảnh hưởng nặng nề đến năng suất của mùa vụ bí đao, thiệt hại trực tiếp về kinh tế. Vì vậy, khi canh tác loại trái này bà con cần quan tâm và chú ý về dấu hiệu của bệnh và có biện pháp phòng trừ phù hợp.
THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH
- Tên bệnh: Bệnh đốm lá
- Tác nhân gây hại: Pseudomonas syringae pv. Lachrymans
- Gây hại trên cây trồng: Bí đao, bí đỏ, đậu bắp, cà tím,…
NGUYÊN NHÂN BỆNH ĐỐM LÁ BÍ ĐAO
- Nhiệt độ 20-25 độ C và độ ẩm cao là lúc vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ.
- Mầm bệnh thường trú ẩn vào trong các tàn dư thực vật, rác trên vườn và trong đất trồng.
- Chúng lây lan qua các cây nhờ vào các vết thương hở tự nhiên, hay trong quá trình chăm sóc tác động vào để lại vết thương
BIỂU HIỆN BỆNH ĐỐM LÁ BÍ ĐAO
- Trên lá xuất hiện các vết bệnh màu vàng nâu có viền vàng sau đó lan rộng với những hình thù không xác định.
- Vết bệnh chuyển dần sang màu sang xám rồi là sẽ bị khô cằn dần dần.
- Cuối cùng lá có các vết là rách, thủng lỗ, xác xơ ảnh hưởng rất lớn đối với cây trồng.
- Từ giai đoạn ra hoa đến khi cây mang trái, bệnh hại thường tấn công vào phần lá của cây bí đao là chủ yếu.
HẬU QUẢ BỆNH ĐỐM LÁ BÍ ĐAO
- Ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng của cây bị giảm làm cây bí đao còi cọc, thiếu sức kháng chịu.
- Cho năng suất kém và sản lượng trái thấp vì sự lây lan nhanh chóng của bệnh hại.
- Giảm giá trị kinh tế khi tiêu thụ trên thị trường.
BIỆN PHÁP
Biện pháp phòng bệnh
- Vệ sinh vườn, kiểm tra thường xuyên và cắt tỉa vườn cho thông thoáng.
- Dọn sạch tàn dư thực vật, xử lý đất sạch sẽ trước khi đi vào mùa vụ trồng mới.
- Chọn các hạt giống có sức chống chịu với sâu bệnh hại, có đề kháng cao.
Biện pháp xử lý
- Sử dụng các loại thuốc BVTV có chứa hoạt chất như: Mancozeb… nhằm tiêu diệt bệnh đốm lá ngay khi phát hiện ra.
Xem thêm:
> Giải pháp độc quyền từ Dr.Xanh
- Địa chỉ: B19 Quốc Lộ 1A, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
- Email: [email protected]
- Điện thoại: 0907.083.094