Bệnh đạo ôn tên khoa học là Pyricularia Oryzae, là một bệnh phổ biến trên cây lúa. Đây là một bệnh do vi khuẩn gây ra. Bệnh có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của cây lúa. Hãy cùng Dr.Xanh tìm hiểu ngay về bệnh đạo ôn gây hại trên cây trong bài viết dưới đây.
THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH ĐẠO ÔN
- Tên thường gọi: Bệnh đạo ôn
- Tác nhân: Pyricularia Oryzae
- Gây hại trên cây: Lúa
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ĐẠO ÔN TRÊN LÚA
- Bệnh đạo ôn lá trên lúa do nấm Pyricularia oryzae gây ra, ảnh hưởng trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa. Nhưng thường biểu hiện rõ nhất trong giai đoạn lúa đẻ nhánh gây bệnh đạo ôn lá và giai đoạn lúa trổ đến chắc xanh gây bệnh đạo ôn cổ bông.
- Điều kiện thời tiết ẩm ướt kéo dài, có sương mù, mưa phùn, nhiệt độ từ 22-26°C, độ ẩm không khí trên 90%.
- Chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao, và việc bón thừa đạm trên các chân ruộng, thiếu kali, khô hạn thường xuyên làm cho môi trường trở nên thuận lợi cho nấm gây bệnh phát triển.
TÁC HẠI BỆNH ĐẠO ÔN TRÊN LÚA
- Trên lá: Lúa ban đầu, vết bệnh có kích thước nhỏ, bằng mũi kim châm xung quanh có vùng màu vàng ở giữa vết bệnh có màu xám nhạt, sau đó chuyển sang màu nâu đen và lan rộng thành hình thoi với màu xám tro ở giữa. Khi bệnh nặng, các vết bệnh sẽ nối tiếp nhau tạo thành mảng lớn. Từ đó, gây cháy cả lá và cây có thể chết.
- Trên thân: Cổ bông và cổ gié: Vết bệnh có thể xuất hiện trên thân, cổ bông và cổ gié của cây lúa. Ban đầu chỉ là một vết nhỏ màu xám. Sau đó chuyển thành màu nâu và lan quanh thân, cổ bông và cổ gié lúa. Khi nấm xâm nhiễm mạch dẫn dinh dưỡng sẽ cắt đứt mạch và làm cho bông lúa bị lép lửng.
- Trên hạt: Vết bệnh là các đốm tròn màu nâu trên vỏ trấu. Nếu xuất hiện sớm và điều kiện thuận lợi, bệnh có thể nhiễm vào hạt và làm cho hạt lúa bị đen lép.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH ĐẠO ÔN TRÊN LÚA
Cách phòng ngừa bệnh
- Sử dụng giống lúa kháng bệnh từ đầu vụ trồng và chăm sóc cây lúa để cây khỏe mạnh.
- Cung cấp phân bón cân đối, bón nặng ở giai đoạn đầu và nhẹ ở cuối vụ, tránh bón phân kéo dài và tăng cường sử dụng phân chuồng, phân lân, phân kali, tránh bón thừa đạm.
- Điều chỉnh việc tưới nước sao cho đủ và hợp lý.
- Ngưng bón phân đạm khi cây lúa xuất hiện các vết bệnh ban đầu, chỉ tiếp tục bón phân qua lá khi lá mới ra mà không có vết bệnh.
Cách điều trị bệnh
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi cây lúa xuất hiện các vết bệnh đầu tiên. Tuân thủ nguyên tắc “4 đúng”. Nếu ruộng lúa bị bệnh nặng, cần phun thuốc lần hai sau 3-5 ngày.
- Đối với những ruộng lúa đã bị bệnh cần phun thuốc trước và sau khi lúa trổ trong khoảng 5-7 ngày. Luân phiên sử dụng các loại thuốc khác nhau trong các lần phun và đảm bảo phun thuốc đều lên lá và thân cây. Nên phun thuốc vào buổi chiều khi thời tiết mát, tránh ảnh hưởng đến quá trình phơi màu của cây lúa.
Bà con nên nắm rõ tình hình bệnh hại trên ruộng lúa để đưa ra biện pháp điều trị kịp thời. Theo dõi thêm các bài viết khác tại Dr.Xanh để hiểu hơn về cây trồng của bà con. Chúc bà con canh tác tốt!
Xem thêm:
> Giải pháp độc quyền từ Dr.Xanh
- Địa chỉ: B19 Quốc Lộ 1A, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
- Email: drxanh.com@gmail.com
- Điện thoại: 0907.083.094