BỆNH CHÁY LÁ CHÔM CHÔM

bệnh cháy lá chôm chôm_dr.xanh

Bệnh cháy lá chôm chôm là một hại hại nguy hiểm thường xuất hiện vào mùa nắng. Bệnh cháy lá lây lan rất nhanh nếu không phòng trừ hiệu quả. Cây nhiễm bệnh sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng lẫn năng suất cây trồng. Bài viết này Dr.Xanh sẽ cung cấp thông tin về bệnh cháy lá trên cây và biện pháp phòng trừ hiệu quả.

THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH CHÁY LÁ 

  • Tên thường gọi: Bệnh cháy lá 
  • Tác nhân: Nấm Pestalotia, Phomopsis
  • Gây hại trên cây: Chôm chôm, nhãn, sầu riêng,…

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH CHÁY LÁ CHÔM CHÔM

  • Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh cháy lá chôm chôm là do sự xâm nhập của nấm Pestalotia, Phomopsis… 
  • Bệnh vàng lá và cháy lá cây chôm chôm thường phát hiện trong mùa nắng nóng và lây lan mạnh mẽ, đặc biệt khi thời tiết khắc nghiệt kéo dài. 
  • Bệnh này thường xuất hiện phổ biến trong những vườn trồng chôm chôm được chăm sóc kém, không thực hiện việc bón phân cân đối và không sử dụng phân chuồng hoặc phân hữu cơ.
  • Bệnh cháy lá thường xuất hiện trong mùa khô. Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, thì việc áp dụng các biện pháp canh tác phù hợp cũng là rất quan trọng để kiểm soát bệnh.
Bệnh cháy lá xuất hiện trên mép lá
Bệnh cháy lá xuất hiện trên mép lá

NHẬN BIẾT BỆNH

  • Bệnh cháy lá thường xuất hiện trên các lá trưởng thành. Bệnh dẫn đến sự cháy khô của các lá trên từ phần đỉnh và lan dần vào phần bên trong. 
  • Đôi khi, các vết bệnh cũng có thể bắt đầu từ hai bên mép lá và lan dần vào phía trong. 
  • Ở mặt dưới của vết bệnh, có thể thấy sự hiện diện của những ổ nấm màu đen.

TÁC HẠI BỆNH CHÁY LÁ TRÊN CHÔM CHÔM

  • Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, gây ra hiện tượng cháy lá. Nếu bà con không kịp thời phòng trừ có thể ảnh hưởng nặng đến sức khỏe cây chôm chôm.
  • Vết bệnh khiến lá bị cháy, khô và thậm chí là rụng. Khi tình trạng bệnh xuất hiện trên diện rộng sẽ làm cây quang hợp kém, không hấp thu dinh dưỡng và cho quả kém chất lượng.
Bệnh cháy lá chôm chôm
Bệnh cháy lá làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH CHÁY LÁ TRÊN CHÔM CHÔM

Biện pháp phòng ngừa

  • Bà con nên bón phân NPK một cách cân đối, hạn chế bón thừa phân đạm. Đồng thời, nhà vườn nên tiến hành cắt tỉa và tạo tán cho cây chôm chôm được thông thoáng.
  • Tăng cường bón phân hữu cơ hoa mục cho cây chôm chôm để cây chống chịu tốt hơn.
  • Chăm sóc tốt cho cây, cung cấp đủ nước, cắt tỉa tán và quản lý sâu bệnh hại để cây sinh trưởng tốt.
  • Trồng cây chôm chôm với mật độ vừa phải, tránh trồng các cây xen quá dày.
  • Trong mùa nắng bà con nên chú ý độ ẩm và nhiệt độ, giữ ẩm cho cây.
  • Bảo vệ tốt các loài thiên địch để giúp tiêu diệt các loài côn trùng gây hại trên cây chôm chôm.

Biện pháp điều trị

  • Thu gom và tiêu hủy những lá, cành chứa lá bị nhiễm bệnh và đem đi tiêu huy.
  • Sử dụng các loại thuốc trừ côn trùng để ngăn bệnh lây lan như Dicarboximide, Sulfur,…

Bệnh cháy lá dù không ảnh hưởng trực tiếp lên trái nhưng sẽ làm cho năng suất giảm nên cần có biện pháp xử lý. Chúc bà con canh tác tốt!

Xem thêm:

> Giải pháp độc quyền từ Dr.Xanh

  • Địa chỉ: B19 Quốc Lộ 1A, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
  • Email: [email protected]
  • Điện thoại: 0907.083.094

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *